Cộng đồng chung tay chăm sóc người cao tuổi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/12/2015 | 10:23:11 AM

YBĐT - “Cộng đồng chung tay chăm sóc người cao tuổi” được chọn làm chủ đề cho Tháng Hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2015. Trên phạm vi toàn quốc, Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về dân số đã được tổ chức tại Thái Bình ngay từ ngày 2/12/2015 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc chăm sóc người cao tuổi và kêu gọi cộng đồng cùng tham gia chăm sóc người cao tuổi bằng những việc làm thiết thực. Chủ đề này đã phần nào nói lên vấn đề già hóa dân số ở nước ta.

Người cao tuổi Khu dân cư Thống Nhất, phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) tập thể dục dưỡng sinh nâng cao sức khỏe.
(Ảnh: Ngọc Đồng)
Người cao tuổi Khu dân cư Thống Nhất, phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) tập thể dục dưỡng sinh nâng cao sức khỏe. (Ảnh: Ngọc Đồng)

Già hóa dân số tức là số người từ 65 tuổi trở lên đạt 7% dân số, nếu tỷ lệ này là 14% thì gọi là dân số già. Năm 2009, Tổng cục Thống kê dự báo phải đến năm 2017 - 2018, Việt Nam mới chính thức bước vào quá trình già hóa dân số. Nhưng thực tế, tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra rất nhanh. Đến năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số, sớm hơn 6 năm so với dự báo. Năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% so với tổng dân số. Năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên là 10,5%.

Theo xu thế, Việt Nam sẽ sớm bước vào giai đoạn dân số già trong thời gian ngắn. Ước tính, đến năm 2029, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng lên 16 triệu người (trên 65 tuổi khoảng 9 triệu người). Dự báo đến giữa thế kỷ 21, số người trên 60 tuổi có thể đạt 30 triệu người, chiếm 1/5 dân số. Ở một số nước khác, đặc biệt là các nước phát triển, để đạt được 7-14% số dân trên 65 tuổi cần ít nhất vài chục năm, thậm chí là 100 năm. Nhưng ở Việt Nam, quá trình này chỉ diễn ra từ 17 đến 18 năm. Nước ta được xếp vào một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Vấn đề già hóa dân số trong phạm vi cả nước nói chung cũng như ở tỉnh nói riêng, phải khẳng định, trước hết, đây là thành quả của công tác DS-KHHGĐ, trong đó có việc số trẻ em sinh ra giảm đi nhanh khiến tỷ trọng người cao tuổi tăng. Cùng đó, chất lượng chăm sóc sức khỏe, chất lượng cuộc sống tăng lên khiến gia tăng tuổi thọ.

Cơ cấu dân số có tỷ lệ người cao tuổi cao là một lợi thế vì người cao tuổi là những người có nhiều kinh nghiệm trên tất cả các mặt, nếu phát huy được họ vẫn là lực lượng đóng góp tích cực cho xã hội. Bên cạnh lợi thế này, thì theo các chuyên gia, vấn đề già hóa dân số cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức trên nhiều phương diện, từ đảm bảo cuộc sống, chăm sóc sức khỏe đến đáp ứng những nhu cầu văn hóa tinh thần, nhu cầu tiêu dùng…

Tất cả đòi hỏi phải xây dựng một xã hội thích ứng với việc già hóa dân số. Vì thế Tổng cục DS-KHHGĐ lựa chọn chủ đề “Xã hội chung tay chăm sóc người cao tuổi” cho Tháng Hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam chính là nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi mọi người cùng quan tâm sâu sắc tới vấn đề này.

Xây dựng hệ thống cơ sở điều trị và chăm sóc lão khoa trên toàn quốc, xây dựng các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm hưu trí và y tế, xây dựng các chương trình văn hóa, giải trí nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi nhằm hướng tới xây dựng một xã hội thích ứng với quá trình già hóa dân số chính là chăm sóc người cao tuổi bằng những việc làm thiết thực và cũng đang là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc cũng như ở mỗi địa phương.

Hạnh Quyên

Các tin khác
Nhà trường đã áp dụng mô hình VNEN vào chương trình học tập lớp 6.

YBĐT - Xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải có gần 100% dân tộc Mông và có trên 65% số hộ là hộ nghèo. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của thầy và trò nhà trường, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân nên năm 2015, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Chế Cu Nha đã đạt chuẩn quốc gia.

YBĐT - Thông qua các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, năm 2015 thành phố Yên Bái đã có 3.115 lao động được giải quyết việc làm mới và ổn định việc làm, đạt 101% kế hoạch.

Ảnh minh họa.

Chương trình phấn đấu sẽ giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 5% trên tổng số trẻ em so với đầu kỳ; giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại. 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với cơ sở giáo dục đại học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục