Hiệu quả công tác giảm nghèo ở Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/3/2016 | 9:40:01 AM

YBĐT - Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có ý nghĩa rất quan trọng đối với địa phương, những năm qua, Trạm Tấu đã triển khai tốt các chính sách, nội dung của Chương trình, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng, tập trung lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, của địa phương, nhà tài trợ và người dân đóng góp.

Người dân Trạm Tấu tích cực đưa các giống lúa mới năng suất cao vào gieo cấy, góp phần nâng cao sản lượng lương thực địa phương.
(Ảnh: A mua)
Người dân Trạm Tấu tích cực đưa các giống lúa mới năng suất cao vào gieo cấy, góp phần nâng cao sản lượng lương thực địa phương. (Ảnh: A mua)

Giai đoạn 2011-2015, tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 1.652.920 triệu đồng, trong đó, ngân sách trung ương là 682.150 triệu đồng, ngân sách địa phương là 178.236 triệu đồng, còn lại là nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, nguồn vốn huy động cộng đồng và hỗ trợ khác.

Các dự án, hợp phần của Chương trình đã triển khai đầu tư cơ sở vật chất cho các xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn, xây mới, duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, cơ sở trường, lớp học, hỗ trợ người dân về phát triển sản xuất, thực hiện các hoạt động sinh kế cho người nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất, kinh doanh và dân sinh, nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo.

Giai đoạn 2011 - 2015, các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a trên địa bàn huyện đã hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, thực hiện tại 12 xã, thị trấn cho hàng ngàn lượt hộ dân được hưởng lợi; tổ chức 8 hội chợ xúc tiến thương mại; tập huấn nâng cao năng lực cán bộ cấp xã cho trên 2.100 lượt người; đầu tư 31 công trình cơ sở hạ tầng… Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã đào tạo nghề cho gần 2 nghìn lao động thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số.

Sau khi học nghề, người lao động đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tự tạo việc làm tại địa phương và một số lao động ra tỉnh ngoài làm việc, tham gia xuất khẩu lao động. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo đã giúp cho trên 2.500 hộ nghèo được vay vốn ưu đãi, đầu tư phát triển kinh tế gia đình.

Các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hỗ trợ về y tế, giáo dục đã tạo thêm rất nhiều điều kiện cho người nghèo vươn lên. Cùng đó, cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn được đầu tư với nhiều công trình phục vụ thủy lợi, giao thông, giáo dục… Các mô hình giảm nghèo được nhân rộng với 322 mô hình, trên 2.300 hộ tham gia…

Các công trình, tiểu dự án cơ bản đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân, đặc biệt là các công trình hạ tầng về giao thông, thủy lợi có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân như giảm bớt sức lao động, giảm bớt thời gian vận chuyển, đảm bảo nước tưới, tăng diện tích đất trồng, hỗ trợ đắc lực cho người dân trong quá trình vươn lên thoát nghèo. Những hộ nghèo được tham gia các hoạt động sinh kế có điều kiện nâng cao thu nhập, làm chủ kinh tế hộ gia đình.

Với sự đồng bộ các chương trình, chính sách giảm nghèo được thực hiện ở Trạm Tấu, giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 5%, đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn 56,27%; tỷ lệ hộ cận nghèo thấp (năm 2015, tỷ lệ này là 8,26%); số hộ thoát nghèo tăng dần (năm 2011 là 111 hộ, năm 2015 là 424 hộ); số hộ tái nghèo và phát sinh mới giảm dần từng năm (năm 2011, hộ tái nghèo là 423 hộ, năm 2015 giảm xuống còn 9 hộ; năm 2011 hộ nghèo phát sinh là 1.107 hộ, năm 2015 giảm xuống còn 161 hộ). Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 5,55 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 10,1 triệu đồng.

Theo đánh giá, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cơ bản đạt được các chỉ tiêu đã đề ra, bảo đảm đúng tiến độ, đem lại hiệu quả giảm nghèo tại địa phương. Trên địa bàn huyện có 10 xã đặc biệt khó khăn, nhờ có chính sách giảm nghèo, sự đầu tư của Nhà nước, trong 5 năm qua, một số xã đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống của người dân có nhiều chuyển biến, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo giảm đảm bảo theo kế hoạch đề ra, nhưng vẫn còn hộ thoát nghèo chưa bền vững, hộ nghèo phát sinh. Hơn nữa, đây mới chỉ xét ở tiêu chí mức sống, thu nhập, còn xét về tiêu chí văn hóa, giáo dục… thì tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Do vậy, ngoài hỗ trợ trực tiếp, cần có các chính sách đầu tư hỗ trợ toàn diện cho người dân là nhu cầu đặt ra trong thực hiện giảm nghèo bền vững.

Hạnh Quyên

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung uơng (DBKTTV TƯ), hiện ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam nước ta.

Đồng chí Dương Văn Thống trao giấy khen của LHH tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội năm 2015.

YBĐT - Sáng 12/3, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 3, nhiệm kỳ 2015 - 2020 (mở rộng) triển khai nhiệm vụ năm 2016.

Lãnh đạo Công an tỉnh Yên Bái và Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái ký Quy chế phối hợp.

YBĐT - Chiều 11/3, Sở Giao thông vận tải và Công an tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị ký Quy chế phối hợp và tổ chức thực hiện giữa hai ngành. Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị.

Thí sinh thi THPT quốc gia 2015.

Nếu năm 2015, thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia thì năm nay mỗi thí sinh chỉ có một giấy với mã số xác định duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục