Quyết liệt giảm thiểu suy dinh dưỡng ở trẻ em

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/3/2016 | 10:15:43 AM

YBĐT - Xác định công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) dưới 5 tuổi là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, ngành y tế Yên Bái đã phối hợp với các cấp, ngành trong tỉnh tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ có hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ trẻ SDDTE trên địa bàn đã giảm dần qua từng năm.

Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ giảm dần qua từng năm. (Trong ảnh: Bữa ăn của trẻ mầm non xã Bảo Hưng (Trấn Yên) được các cô giáo quan tâm về dinh dưỡng).
Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ giảm dần qua từng năm. (Trong ảnh: Bữa ăn của trẻ mầm non xã Bảo Hưng (Trấn Yên) được các cô giáo quan tâm về dinh dưỡng).

Thời điểm này, Yên Bái đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu vitamin A, thiếu I - ốt và giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ 6 - 60 tháng tuổi được uống vitamin A luôn duy trì trên 95%, ổn định cung cấp muối I - ốt trên 90% hộ gia đình, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 - 10 tuổi dưới 5%.

Để đạt được kết quả đó, Yên Bái đã đẩy mạnh công tác truyền thông, giám sát, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cải thiện tình trạng SDDTE tại cộng đồng; thực hiện tiêm chủng, cân, đo cho trẻ dưới 5 tuổi thường xuyên, đầy đủ, bổ sung vitamin A cho trẻ 2 đợt/năm; cấp phát thuốc tẩy giun cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; giám sát kịp thời các bệnh truyền nhiễm trẻ em; tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh dưỡng, lợi ích của công tác tiêm chủng bà mẹ, trẻ em; tập huấn quản lý lồng ghép, điều trị trẻ SDD và phát hiện thừa cân, béo phì cho cán bộ y tế khoa nhi tại các bệnh viện các tuyến, cán bộ của các trung tâm y tế và cộng tác viên tại một số xã, phường...

Tranh thủ tối đa các nguồn lực hỗ trợ, tỉnh cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Cụ thể, Dự án “Thúc đẩy các giải pháp thay thế nhằm cải thiện dinh dưỡng trẻ em và an ninh lương thực cho những người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” do tổ chức Cứu trợ Trẻ em Nhật Bản tài trợ được triển khai tại 9 xã của huyện Văn Chấn.

Trong đó, đã triển khai các hoạt động nhằm làm giảm tỷ lệ SDD trẻ em. Ngoài ra, Dự án đã thành lập 94 trung tâm giáo dục phục hồi dinh dưỡng tại các thôn, cung cấp con giống, cây giống và tập huấn kỹ thuật hỗ trợ các hộ phát triển vườn dinh dưỡng hộ gia đình nhằm đảm bảo nguồn lương thực…

Qua đó, tăng cường các nguồn thực phẩm tại hộ gia đình và tăng cường năng lực quản lý, các hỗ trợ từ cộng đồng và tạo môi trường hỗ trợ cho chương trình dinh dưỡng trẻ em. Chương trình phát triển vùng do tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tài trợ được triển khai tại 33 xã của 6 huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên.

Trong đó, mục tiêu cải thiện dinh dưỡng cho mẹ và trẻ em trong vùng dự án. Dự án đã phối hợp với ngành y tế tổ chức 12 lớp tập huấn về dinh dưỡng cho mạng lưới và bà mẹ có con dưới 5 tuổi; xây dựng 177 câu lạc bộ dinh dưỡng giúp nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho các bà mẹ. Qua đó, giảm đáng kể tỷ lệ SDDTE theo từng năm.

Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ SDDTE cân nặng/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi từ 21,6% năm 2011 giảm còn 19% năm 2015 và tỷ lệ SDDTE chiều cao/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 31,3% năm 2011 xuống còn 29,3% năm 2015.

Tuy đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng nhìn chung tình trạng SDDTE ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh vẫn còn cao do người dân chậm thay đổi hành vi và thói quen trong chăm sóc trẻ, kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp... Chính vì vậy, mặc dù công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên nhưng nhận thức của nhiều bà mẹ còn hạn chế.

Để đảm bảo sinh ra những đứa con khỏe mạnh, trẻ không bị SDD trong thời gian đầu, các bà mẹ khi có thai cần chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 7 và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng, bổ sung vitamin A cho trẻ em và bà mẹ ngay sau sinh bằng cung cấp viên nang và cải thiện bữa ăn. Bổ sung sắt cho phụ nữ, đặc biệt khi có thai, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt hơn trong, sau khi mắc bệnh; chăm sóc, giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh giun sán; cân trẻ hàng tháng để theo dõi phát triển của bé…

Để trẻ em được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, tới đây, ngành y tế rất cần sự chung tay hơn nữa của các cấp, các ngành và cả cộng đồng. Có như vậy, công tác phòng, chống SDDTE trên địa bàn tỉnh Yên Bái mới đạt được hiệu quả bền vững.

Trần Minh

Các tin khác
Nhiều lao động nông thôn được đào tạo nghề, có việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

YBĐT - Nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh huy động các nguồn lực để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 16,2% vào năm 2015 (theo tiêu chí mới là 32,5%).

Diễn tập chữa cháy ở Công ty Xăng dầu Yên Bái. (Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) lần thứ 18 năm 2016 sẽ được tỉnh Yên Bái hưởng ứng phát động vào ngày 19/3/2016. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Lương - Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về chủ đề cũng như những hoạt động của Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN lần thứ 18 tại Yên Bái.

Đoàn thanh tra liên ngành trao đổi với cán bộ, công nhân Công ty cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng Bảo Hưng (Trấn Yên) về chế độ chính sách đối với người lao động.

YBĐT - Cần nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp và ý thức của người lao động (NLĐ), là những ý kiến đánh giá của đoàn thanh tra liên ngành về công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) năm 2016 đối với một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây.

Nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2016), ngày 11/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thể lệ và Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần thứ III – năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục