Lương trung bình của lao động quản lý đạt 7.800.000 đồng/người

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/3/2016 | 3:25:26 PM

Sáng 18/3, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) công bố Bản tin thị trường lao động Việt Nam quý 4/2015. Theo đó, xét theo tiêu chí nghề, thu nhập bình quân tháng của nhóm “quản lý” vẫn cao nhất với 7.800.000 đồng, tiếp đến là nhóm “chuyên môn bậc cao” 6.600.000 đồng.

So với quý 3/2015, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong qúy 4/2015 tăng ở hầu hết các nhóm nghề, cao nhất là nhóm nghề “lao động kỹ thuật trong nông nghiệp” (441.000 đồng), thấp nhất là nhóm nghề “chuyên môn kỹ thuật bậc cao” (15.000 đồng). Riêng nhóm “chuyên môn kỹ thuật bậc trung” giảm 30.000 đồng.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, quý 4/2015, thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 4.660.000 đồng, của nam là 4.890.000 đồng, nữ là 4.350.000 đồng, lao động thành thị là 5.450.000 đồng và của lao động nông thôn là 4.030.000 đồng.

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý 4/2015 tăng 56.000 đồng so với quý 3/2015; của nam tăng 62.000 đồng, của nữ tăng 51.000 đồng, của lao động khu vực thành thị tăng 70.000 đồng và của lao động khu vực nông thôn tăng 27.000 đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Khoa học lao động (Bộ LĐ-TB&XH), thu nhập của tất cả các nhóm tất cả trong khảo sát đều có xu hướng tăng.

“Nguyên nhân thu nhập tăng chưa hẳn do tăng năng suất lao động hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp. Nguyên nhân chính bởi các kết quả của tăng trưởng đã chuyển vào khu vực này. Đặc biệt, việc điều chỉnh lương tối thiểu và các chế độ khác trong năm 2016 có nhiều chính sách khiến lương tăng hơn” - bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương theo loại hình doanh nghiệp, quý 3/2015 và quý 4/2015. Nguồn: TCTK (2015), Điều tra LĐ-VL quý 3/2015 và quý 4/2015.

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương theo loại hình doanh nghiệp, quý 3/2015 và quý 4/2015. (Nguồn: TCTK (2015), Điều tra LĐ-VL quý 3/2015 và quý 4/2015).

Về thu nhập của lao động làm công tăng đều, trừ nhóm công nhân kỹ thuật bậc trung lại bị giảm so với cùng kỳ năm 2014. Lý do, thị trường LĐ của nhóm còn nhiều vấn đề, dù cầu vẫn tăng.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương cũng cho biết, có tới 48 % lao động hưởng thu nhập thấp thuộc lao động giản đơn, nhưng không ít lao động của nhóm trình độ khác vẫn thuộc nhóm này. "Không phải là thừa lao động có trình độ kỹ thuật mà do mức độ sử dụng có nhiều vấn đề".

So với quý 4/2014, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương tăng 305.000 đồng; nam tăng 354.000 đồng, nữ tăng 247.000 đồng, khu vực thành thị tăng 338 nghìn đồng và của khu vực nông thôn tăng 265.000 đồng.

Bản tin cũng cho thấy, theo hình thức sở hữu, lao động làm việc trong các khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp tục có thu nhập bình quân tháng cao nhất (5,5 triệu đồng), tuy nhiên giảm so với quý 3/2015 (-664 nghìn đồng). Khu vực tập thể có mức thu nhập thấp nhất (3.490.000 đồng), nhưng so với quý 3/2015 lại là khu vực có mức tăng cao nhât (509.000 đồng).

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, khảo sát cho thấy điều đáng mừng là nhiều người có việc và chất lượng việc làm tăng nhanh hơn quý 3/2015. Thu nhập của nhóm lao động làm công ăn lương tiếp tục tăng.“Đặc điểm của các nước châu Á nói chung và VN nói riêng cho thấy: Ngoài công việc chính, người lao động còn có nhiều việc phụ” - Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.

Do tính chất như trên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng tỉ lệ thất nghiệp dù là một yếu tố quan trọng nhưng chưa phải là điều cần chú ý nhất. Đó là chất lượng của lao động.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Cán bộ, nhân viên Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng đại diện các tổ chức quốc tế quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bị hạn hán và xâm nhập mặn.

Sáng 18-3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức hưởng ứng Chiến dịch “Chung tay, góp sức cùng đồng bào các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phát động. Đồng thời ra lời kêu gọi ủng hộ đồng bào vùng bị ảnh hưởng thiên tai.

Toàn cảnh buổi Hội thảo

YBĐT – Ngày 18/3, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Hội thảo lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Yên Bái giai đoạn 1930 – 2015; xin ý kiến chuyên gia, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh đoàn qua các thời kỳ, lãnh đạo các ban, đơn vị Tỉnh đoàn, bí thư các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc về việc tái bản, bổ sung cuốn Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Yên Bái giai đoạn 1930 – 2015.

Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ giảm dần qua từng năm. (Trong ảnh: Bữa ăn của trẻ mầm non xã Bảo Hưng (Trấn Yên) được các cô giáo quan tâm về dinh dưỡng).

YBĐT - Xác định công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) dưới 5 tuổi là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, ngành y tế Yên Bái đã phối hợp với các cấp, ngành trong tỉnh tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ có hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ trẻ SDDTE trên địa bàn đã giảm dần qua từng năm.

Nhiều lao động nông thôn được đào tạo nghề, có việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

YBĐT - Nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh huy động các nguồn lực để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 16,2% vào năm 2015 (theo tiêu chí mới là 32,5%).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục