Hội Luật gia tỉnh: Tích cực phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
- Cập nhật: Thứ tư, 6/4/2016 | 2:20:47 PM
YBĐT - Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, Hội Luật gia tỉnh đã và đang có những đóng góp rất tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý cho người dân.
Một buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.
|
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về trách nhiệm xã hội của tổ chức Hội và ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, Hội Luật gia tỉnh đã tổ chức tốt việc học tập, quán triệt Luật PBGDPL, Luật Trợ giúp pháp lý và các chỉ thị của Trung ương, đề án của UBND tỉnh về PBGDPL.
Hội còn chủ động lập kế hoạch để đảm nhiệm một số đề án, nhiệm vụ PBGDPL, trợ giúp pháp lý phù hợp với khả năng và điều kiện của Hội, như: “Đề án PBGDPL, trợ giúp pháp lý đối với người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao” trong Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh; Đề án “Trao quyền pháp lý cho người dân trong bảo vệ môi trường nước của hồ Thủy điện Thác Bà”, Đề án “Tuyên truyền pháp luật kết hợp với trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải phòng chống mua bán người và bạo lực gia đình”…
Cùng với đó, Hội Luật gia tỉnh tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp trong hoạt động PBGDPL ở cộng đồng dân cư; phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lồng ghép công tác PBGDPL của Hội với các đề án PBGDPL của tổ chức Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh… Hội Luật gia tỉnh cũng đã phối hợp, lồng ghép hoạt động PBGDPL, trợ giúp pháp lý với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các ngành, nhất là các ngành Công an, Kiểm lâm, Công thương, Tòa án…
Hội còn chủ động tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh về “Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao tỉnh Yên Bái".
Hội cũng đã vận động Quỹ Hỗ trợ các sáng kiến tư pháp của Liên minh châu Âu, Nhà nước Đan Mạch và Nhà nước Thụy Điển tại Việt Nam tài trợ để triển khai Dự án “Tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải trong phòng chống tội phạm mua bán người và phòng chống bạo lực gia đình”.
Ngoài ra, Hội đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo, đài của địa phương viết bài, tham gia biên soạn, thực hiện nhiều chuyên trang, chuyên mục, ấn phẩm tuyên truyền và tổ chức một số cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Với vai trò là thành viên của Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL của tỉnh, Hội Luật gia tỉnh đã tích cực tham gia xây dựng cơ chế, chính sách về PBGDPL và trợ giúp pháp lý của địa phương.
Hội chủ động cử các luật gia có trình độ và kinh nghiệm tham gia làm báo cáo viên pháp luật của tỉnh; tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Hội và tham gia xây dựng các câu lạc bộ, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên hoạt động ở cộng đồng.
Bằng nhiều hình thức, hoạt động, những năm qua, công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia đã đạt nhiều kết quả. Hội đã tổ chức được 12 hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho trên 750 lượt cán bộ, hội viên; phối hợp, lồng ghép với hoạt động chính trị, xã hội cả các cấp, các ngành và đoàn thể thực hiện trên 7.000 đợt PBGDPL tập trung cho trên 67.000 lượt người, đồng thời tiến hành phổ biến kiến thức pháp luật thường xuyên cho trên 700.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan nhà nước, chiến sỹ lực lượng vũ trang, người lao động trong các doanh nghiệp, người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Hội cũng đã thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý 4.137 vụ việc cho 4.137 đối tượng, trong đó có 2.011 người nghèo, 551 đối tượng chính sách người có công với cách mạng, 1.303 người dân tộc thiểu số và 272 đối tượng khác. Những hoạt động này của Hội Luật gia tỉnh đã góp phần tích cực trong đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.
Hạnh Quyên
Các tin khác
YBĐT - Chị Tăng Thị Yên, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên đầu tư phát triển mô hình vườn ươm từ năm 1997. Mô hình này không những mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình chị mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục hội viên phụ nữ nghèo của xã vươn lên phát triển kinh tế.
Ngoài việc cần đưa đầy đủ nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) cần quy định môn Lịch sử bắt buộc phải thi THPT Quốc gia.
YBĐT - Điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) Bảo Hưng không chỉ đơn thuần bán phong bì, tem thư, thẻ điện thoại, chuyển - phát bưu kiện, thư báo hay giữ gìn tủ sách báo để bà con đến đọc, mà người dân trong xã đang dần quen với những dịch vụ mới mà điểm BĐVHX đang cung cấp.
YBĐT - Quý I năm 2016, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức 16 buổi truyền thông về DS/KHHGĐ cho trên 400 lượt chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.