Việt Nam không còn địa phương ghi nhận dịch bệnh do virus Zika
- Cập nhật: Thứ ba, 26/4/2016 | 2:29:01 PM
Với việc Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/4 công bố hết dịch bệnh do virus Zika quy mô xã, phường, đến nay, Việt Nam không còn địa phương nào ghi nhận sự xuất hiện dịch bệnh do loại virus này gây ra.
Các em học sinh tham gia dán tờ rơi tuyên truyền phòng chống dịch bệnh do vi rút zika, sốt xuất tại Huế.
|
Tuy nhiên, để phòng ngừa tái phát dịch bệnh do virus Zika gây ra, Bộ Y tế cho biết Bộ sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm, đẩy mạnh chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng chống dịch bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết trên cả nước đồng thời tiếp tục cập nhật, chia sẻ thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo của Bộ Y tế trên website chính thức của Cục Y tế dự phòng và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Sau khi phát hiện trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/1 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm, ngày 5/4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 869/QĐ-CTUBND về việc công bố dịch bệnh do virus Zika tại phường Phước Hòa, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 6/4, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 1634/QĐ-UBND về việc công bố dịch bệnh do virus Zika tại phường Thạch Mỹ Lợi, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết, hạn chế thấp nhất sự lan rộng ra cộng đồng, ngành y tế tỉnh Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường công tác giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm đồng thời tích cực triển khai chiến dịch diệt muỗi, bọ gậy trên diện rộng, truyền thông cho người dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Sau 24 ngày kể từ ngày khởi phát trường hợp bệnh đầu tiên, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc bệnh do virus Zika. Do đó, ủy ban nhân dân hai địa phương này đã ra quyết định công bố hết dịch kể từ ngày 22/4.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Trong 2 năm (2014 - 2015), tỉnh Yên Bái mở 8 lớp, đào tạo 534 người, có 292 người là dân tộc thiểu số (DTTS) (chiếm gần 55%); bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho 4.881 lượt người, có 1.464 người là CBCCVC người DTTS (chiếm gần 30%).
YBĐT - Thời điểm này, hầu hết các xã, thị trấn ở Trấn Yên đã triển khai phòng, chống dịch bệnh mùa hè xuống từng khu dân cư, như: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh…
YBĐT - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Mù Cang Chải đang quản lý và chi trả cho 1.004 đối tượng.
YBĐT - Hiện nay, đã có 5 bác sĩ là người dân tộc thiểu số trong số 10 bác sĩ trẻ ra trường về công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.