Trấn Yên gắn dạy nghề với giới thiệu việc làm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/8/2016 | 2:52:17 PM

YBĐT -Theo khảo sát nhu cầu về học nghề của lao động nông thôn, hàng năm, trên địa bàn huyện có trên 2.000 người là lao động nông thôn thiếu việc làm.

Lớp học nghề kỹ thuật xây dựng tại xã Kiên Thành
Lớp học nghề kỹ thuật xây dựng tại xã Kiên Thành

Huyện Trấn Yên đã thực hiện Quyết định 1956/QĐ -TTg của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề, gắn với huy động tổ chức, cá nhân đầu tư cho dạy nghề… góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Theo khảo sát nhu cầu về học nghề của lao động nông thôn, hàng năm, trên địa bàn huyện có trên 2.000 người là lao động nông thôn thiếu việc làm, chủ yếu thuộc lĩnh vực học nghề nông nghiệp  85%, nghề phi nông nghiệp 15%.

Để đẩy mạnh công tác dạy nghề, TTDN&GDTX huyện đã tập trung tuyên truyền về các chính sách; tư vấn học nghề cho lao động nông thôn; phối hợp với các công ty, doanh nghiệp uy tín có nhu cầu tuyển dụng lao động; tổ chức phát tờ rơi và thông báo mở các lớp dạy nghề tại các xã, thị trấn; phối hợp với các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở tuyên truyền, tư vấn học nghề tại các buổi họp thôn bản.

Qua đó, người lao động hiểu được quyền và nghĩa vụ khi tham gia học nghề, nắm bắt được cơ hội tìm việc làm. Hiện nay, Trung tâm đã đăng ký dạy 18 nghề, trong đó nghề phi nông nghiệp có 6 nghề: kỹ thuật xây dựng, sửa chữa xe máy, sửa chữa thiết bị máy nông cụ, sửa chữa điện dân dụng, may dân dụng và may công nghiệp. Nghề nông nghiệp có 12 nghề: chăn nuôi thú y, nuôi cá nước ngọt, kỹ thuật trồng lúa, trồng ngô, nuôi tằm và sơ chế kén tằm, trồng và sơ chế tre măng Bát độ, sản xuất rau an toàn, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật trồng nấm...

Thời gian đào tạo từ 1 đến 1,5 tháng đối với nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 3 tháng đối nghề phi nông nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã đào tạo nghề cho 7.214 người, trong đó hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956 là 3.273 người  thuộc nhóm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người bị thu hồi đất canh tác, người tàn tật và nhóm 2 thuộc đối tượng hộ cận nghèo và  lao động nông thôn khác.

Số lao động có việc làm sau khi học nghề là gần 4.000 người, số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng là 258 người. Đã thành lập được 8 tổ hợp tác sản suất, thường xuyên tạo việc làm ổn định cho trên 200 người với mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Để tăng cường công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, Trung tâm đã xây dựng nhiều mô hình dạy nghề tại địa bàn các xã, nơi có đông người có nhu cầu học nghề như: mở các lớp chăn nuôi thú y tại xã Hưng Thịnh, Báo Đáp, Nga Quán; nuôi tằm tại Hòa Cuông, Việt Thành; trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở Kiên Thành, Y Can, Quy Mông…

Từ học nghề, nhiều người đã áp dụng vào mô hình kinh tế hộ gia đình và có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình ông Hà Văn Vẻ thôn Trực Khang, xã Hưng Thịnh; Hoàng Huy Tuấn thôn 3 thị trấn Cổ Phúc; Nguyễn Thị Liên, thôn 4 xã Đào Thịnh; Tạ Thị Phương thôn 5, xã Tân Đồng; Hà Thị Tiếp thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành; Nguyễn Văn Dũng thôn 4, xã Minh Tiến…

Đồng chí Triệu Việt Bông - Giám đốc TTDN&GDTX huyện cho biết: Với nỗ lực, nhiều năm liên tục Trung tâm luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao. Tuy nhiện, việc học nghề phi nông nghiệp ngày càng khó khăn trong tuyển dụng học viên, bởi tâm lý người lao động không muốn đi xa gia đình.

Mặt khác, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nên hạn chế trong việc thu hút lao động. Bên cạnh đó, việc định hướng học nghề cho học sinh phổ thông chưa được quan tâm, việc đào tạo gắn với giới thiệu việc làm tại doanh nghiệp hạn chế. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn còn thấp…

Thời gian tới, các cơ sở dạy nghề mong muốn được tham gia hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề, hội thi tay nghề để đánh giá chất lượng đào tạo nghề hiện nay.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, thời gian tới huyện Trấn Yên sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy nghề tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy, học nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và chương trình chuẩn đại học, góp phần đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng cao của xã hội hiện nay.

Thái Hưng

Các tin khác
Lãnh đạo Phòng LĐ - TBXH huyện Văn Chấn lập danh sách người đăng ký XKLĐ.

YBĐT - Theo khảo sát hàng năm, số lao động ở Văn Chấn cần được giải quyết việc làm khoảng trên 3.000 người.

Tuổi trẻ Mù Cang Chải cùng bà con xã Kim Nọi san tạo mặt bằng để xây dựng bếp ăn cho các em học sinh tại Trường Tiểu học và THCS Kim Nọi.

YBĐT - Chiến dịch hè năm 2016 của Huyện đoàn Mù Cang Chải có chủ đề “Tuổi trẻ Mù Cang Chải chung sức xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”.

Trong Chiến dịch tại các xã vùng Đông Hồ, huyện Yên Bình có rất nhiều chị em đăng ký khám và được tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ.

YBĐT - Kết quả chiến dịch tại Yên Bái đạt 100% kế hoạch giao, trong đó một số chỉ tiêu đạt cao như: thuốc tiêm tránh thai đạt 1.436/1.200 người, bằng 119%; thuốc uống tránh thai đạt 5.341/5.252 người, bằng 101%.

Mô hình nuôi thỏ của đoàn viên Tống Văn Hữu ở thôn Làng Già, xã Yên Thắng mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng. Ảnh Văn Tuấn

YBĐT - Sau hơn 5 năm triển khai xây dựng Chương trình “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có trên 680 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ. Trong đó có 166 mô hình trang trại trẻ, tạo việc làm cho hàng nghìn thanh niên địa phương có việc làm ổn định và trên 1.200 thanh niên lao động thời vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục