Trạm Tấu: Học sinh phấn khởi tới trường

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/11/2016 | 8:13:59 AM

YBĐT - Nếu như trước kia, ở vùng cao Trạm Tấu, có thời kỳ chỉ huy động 45% - 50% học sinh trong độ tuổi ra lớp, có trường tỷ lệ duy trì sĩ số chỉ 30% - 40%, thậm chí có lúc - nhất là sau tết Mông, tết Nguyên đán có nơi chỉ 10% - 20% học sinh đến lớp, tới mức giáo viên chỉ còn "đứng khóc" thì nay tỷ lệ duy trì sĩ số tại những nơi khó khăn nhất như các xã Tà Xi Láng, Làng Nhì cũng đã thường xuyên đạt trên 90%, có nơi đạt 98% - 99,8%.

Từ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị - nhất là tại cơ sở, con em đồng bào vùng cao Trạm Tấu đã phấn khởi tới trường. (Ảnh: Thầy và trò  Trường PTDTBT TH&THCS Trạm Tấu trong giờ học).
Từ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị - nhất là tại cơ sở, con em đồng bào vùng cao Trạm Tấu đã phấn khởi tới trường. (Ảnh: Thầy và trò Trường PTDTBT TH&THCS Trạm Tấu trong giờ học).

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trạm Tấu Trịnh Văn Xuê, nguyên nhân chính của tình trạng học sinh không đến trường hay bỏ học những năm trước đây là do địa hình núi cao hiểm trở, việc đến trường học ở những xã vùng sâu, vùng xa gặp nhiều trở ngại, nhất là trong mùa mưa bão với hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, mưa đá.

Bên cạnh đó, cùng đời sống nhân dân khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp yếu kém, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tập rất thiếu thốn; tâm lý, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều lạc hậu, con em không có động cơ tích cực học tập; cơ hội tìm kiếm việc làm để bảo đảm đời sống rất ít… Từ những khó khăn đó, thời điểm năm học 2004 - 2005, toàn huyện Trạm Tấu chỉ huy động được 3 học sinh dân tộc Mông vào học trường trung học phổ thông.

Vậy mà, chỉ sau đó không lâu, tình trạng học sinh không đến lớp hay bỏ học ở vùng cao Trạm Tấu đã chấm dứt hẳn. Bà con vùng cao đã quan tâm đến việc học và con em đồng bào đã phấn khởi tới trường. Có thể nói, những đổi thay trong nhận thức về giáo dục ở vùng cao là bước đi dài, đó là tổng hợp của việc vận dụng sáng tạo những chính sách của Nhà nước đối với con em đồng bào khi đến trường; là đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, nhất là hệ thống trường bán trú bảo đảm điều kiện cho học sinh học tập… Trong đó, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, các trường có vai trò cực kỳ quan trọng.

Về vấn đề này, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Trạm Tấu Phạm Mạnh Tưởng cho biết: “Cùng với các nghị quyết chuyên đề về GD&ĐT, hàng năm, Phòng đã tham mưu giúp Huyện ủy ban hành chỉ thị về huy động học sinh ra lớp, chống bỏ học. UBND huyện ra kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các xã, thị trấn huy động học sinh ra lớp, đặc biệt là đầu năm học và thời điểm nghỉ tết, nghỉ lễ. Các trường và địa phương đã thành lập các tổ vận động học sinh ra lớp; thầy, cô giáo định hướng, quan tâm, động viên học sinh; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thực hiện kịp thời, đầy đủ... Do đó, tỷ lệ học sinh ra lớp của huyện ngày càng cao, việc duy trì sĩ số được thực hiện tốt”.

Như một số địa phương trong tỉnh, năm học 2016 - 2017, huyện vùng cao Trạm Tấu là địa phương triển khai thực hiện điểm Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện Đề án, trên địa bàn đã giảm từ 29 trường xuống còn 26 trường với tổng số 350 lớp, 10.463 học sinh. Thời gian đầu gặp một số khó khăn do nhận thức của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thông; thiếu cơ sở vật chất, nhất là chỗ ăn ở sinh hoạt.

Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp huyện năm học này vẫn được duy trì. Cụ thể, giáo dục mầm non có 106 lớp, 3.065 học sinh, tỷ lệ huy động đạt 51,51% so với độ tuổi (nhà trẻ đạt 12,4%, mẫu giáo đạt 90,03%); bậc tiểu học có 157 lớp, 4.587 học sinh, tăng 177 học sinh so với năm học trước; bậc THCS có 87 lớp, 2.811 học sinh, tăng 135 học sinh so với năm học trước.

Tìm hiểu thực tế, chúng tôi đến Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) xã Trạm Tấu, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hiền - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Năm học này, nhà trường có tổng số 18 lớp, 549 học sinh. Thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020, Trường có thêm 167 học sinh từ điểm lẻ về học tập trung. Mặc dù gặp một số khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất do số học sinh bán trú tăng (494 học sinh) nhưng tỷ lệ huy động học sinh ra lớp của Trường vẫn đạt 95%”.

Kết quả mà Trường PTDTBT TH&THCS Trạm Tấu đạt được cũng là kết quả chung của ngành GD&ĐT Trạm Tấu đạt được trong năm học này, mà nguyên nhân chính đó là sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, ngành GD&ĐT huyện trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân. Trước năm học, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các xã, các trường đã đến từng thôn, bản các điểm trường lẻ sẽ sáp nhập về điểm trường chính để làm công tác tư tưởng, giải quyết những thắc mắc của bà con.

Ngày khai trường năm học mới này, chỉ có 4 học sinh ở các điểm lẻ ở xã Trạm Tấu vì lý do khách quan không đến dự khai giảng. Nhưng sau khi được các thầy cô vận động, các em đã ra lớp để đi học.

Những đổi thay giáo dục vùng khó khăn nói chung trong đó có vùng cao Trạm Tấu nói riêng là biểu hiện sinh động việc thực hiện sáng tạo của tỉnh Yên Bái đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT; là sự quyết tâm đổi mới của ngành GD&ĐT và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nhất là tại cơ sở. Từ đây, vùng khó khăn sẽ có nguồn nhân lực chất lượng là con em đồng bào dân tộc để phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội, đưa vùng khó khăn phát triển, từng bước tiến kịp miền xuôi.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ) dự Lễ khai giảng năm học 2013 - 2014 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh.

YBĐT - Sau khi triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đầu năm học 2016 - 2017, đến nay, toàn tỉnh có 434 cơ sở giáo dục và dạy nghề. Tỷ lệ học sinh hoàn thành khóa học tiếp tục tăng; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 65%với mức tăng khá cao năm học trước.

Các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đang được các bác sỹ cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Văn Yên.

YBĐT - 7 người trong gia đình ông Ma A Kính bị ngộ độc do ăn nấm tự hái về và chế biến.

Khám và tư vấn cho người dân về bệnh đái tháo đường.

Hiện nay, nhiều trẻ em từ 13-15 tuổi đã mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), căn bệnh mà trước đây thường được biết đến ở những người có độ tuổi ngoài 40.

Đội tuyển Toán Việt Nam về tới sân bay Nội Bài tối 13/11.

Đội tuyển Toán Việt Nam vừa giành 7 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng trong cuộc thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) dành cho học sinh dưới 13 tuổi, tổ chức tại Indonesia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục