Cả nước có trên 200.000 lao động trình độ đại học trở lên thất nghiệp
- Cập nhật: Thứ sáu, 2/12/2016 | 4:50:38 PM
Trong số hơn 1,11 triệu người lao động thất nghiệp, có tới 456.100 người có chuyên môn kỹ thuật. Đáng lưu ý, nhóm lao động có trình độ đại học trở lên chiếm nhiều nhất, hơn 202.300 người.
Ảnh minh hoạ
|
Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo công bố bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 2/12 tại Hà Nội.
Tại buổi họp báo, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, thống kê thất nghiệp tăng cả về số lượng và tỷ lệ, nhất là ở nhóm thanh niên. Đặc biệt, số lượng lao động có trình độ chuyên môn thất nghiệp đang tăng, người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 11 quý 3 năm 2016, số người thất nghiệp quý 3 đã tăng 29.000 người so với quý 2. Tỷ lệ thất nghiệp của quý 3 là 2,34 %, trong đó nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất 8,36%, tăng mạnh so với quý trước. Số người thất nghiệp dài hạn trên 12 tháng chiếm tới 22,6% tổng số người thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn ở mức cao (7,86%), tiếp tục tăng so với quý 2 và cùng kỳ năm ngoái. Riêng tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên thành thị là 8,78%, gấp gần 4 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,34%).
Đăc biệt, trong quý 3 tình trạng thiếu việc làm tăng mạnh cả về số lượng và tỷ lệ. Số lượng người thiếu việc làm (thời gian làm việc dưới 35 giờ/tuần) là 908.700 người, tăng 53.000 người so với quý 2. Tỷ lệ thiếu việc làm là 1,66%. Lao động khu vực nông thôn chiếm 85% người thiếu việc làm.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Sau khi thực hiện Đề án rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp năm học 2016 - 2017, đến nay huyện Mù Cang Chải còn 18 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDT BT). Trong đó, ngành học mầm non giảm 1 trường và giảm 24 điểm lẻ do ghép điểm và huy động về điểm chính, trường TH và THCS giảm 2 trường, giảm 65 điểm lẻ.
Ngày 1-12, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ. Theo đó, GPLX còn thời hạn thì không bắt buộc phải đổi sang thẻ nhựa (PET).
Bộ Nội vụ đề xuất việc quy định số lượng cấp phó của đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31-12.