Mù Cang Chải phát huy vai trò người có uy tín

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/12/2016 | 1:48:55 PM

YBĐT - Ở bản Dào Xa khi các gia đình có con đến tuổi lấy vợ, lấy chồng đều đến hỏi ý kiến ông Tồng - người có uy tín  trong cộng đồng, việc cưới hỏi đều được đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Từ năm 2014 đến nay, ở bản không có trường hợp kết hôn cận huyết thống nào xảy ra.

Đoàn đại biểu người uy tín huyện Mù Cang Chải được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương người uy tín tiêu biểu các dân tộc thực hiện “Không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ ba” tỉnh Yên Bái năm 2014 - 2016, được tổ chức vào tháng 10 vừa qua chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo các ngành, đoàn thể của tỉnh.
Đoàn đại biểu người uy tín huyện Mù Cang Chải được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương người uy tín tiêu biểu các dân tộc thực hiện “Không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ ba” tỉnh Yên Bái năm 2014 - 2016, được tổ chức vào tháng 10 vừa qua chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo các ngành, đoàn thể của tỉnh.

Trong những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) huyện vùng cao Mù Cang Chải được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Đặc biệt, vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ và người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số phát huy rất hiệu quả việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó, việc thực hiện các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ đã đạt kết quả đáng ghi nhận.

Chúng tôi đến Bản Dào Xa, xã Kim Nọi gặp ông Mùa A Tồng, người dân tộc Mông là một trong số 61 cá nhân được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương người uy tín tiêu biểu các dân tộc thực hiện “Không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ ba” tỉnh Yên Bái năm 2014 - 2016 được tổ chức vào tháng 10 vừa qua.

Ông Tồng tâm sự: “Dào Xa là bản đặc biệt khó khăn, có 56 hộ, 245 nhân khẩu, người dân sinh sống ở bản chủ yếu là đồng bào Mông. Những năm trước, tình trạng hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) của bà con trong bản còn rất phổ biến, trung bình có từ 2 đến 4 cặp/ năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do bà con chưa hiểu được tác hại của HNCHT sẽ làm suy thoái giống nòi, có nguy cơ cao con sinh ra bị dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền”.

Nhận thức được tác hại của việc HNCHT thông qua các đợt tập huấn về công tác DS-KHHGĐ và từ Dự án “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và HNCHT” do Chi cục Dân số tỉnh triển khai tại 15 xã của các huyện: Văn Chấn, Văn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, ông Mùa A Tồng đã phối hợp cùng Chi bộ, Ban công tác Mặt trận của bản làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con bằng những việc làm cụ thể.

Xác định việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của bà con về vấn đề tảo hôn, HNCHT và sinh con thứ ba là việc làm không thể một sớm một chiều, ban đầu ông Tồng tuyên truyền, vận động người trong gia đình, anh em, dòng họ gương mẫu thực hiện theo hương ước, quy ước của bản và theo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình. Từ các buổi họp bản, ông Tồng phối hợp cùng cán bộ dân số huyện, xã, nhân viên y tế thôn bản tuyên truyền để bà con có thêm kiến thức về DS-KHHGĐ.

Sau đó, ông cùng Ban công tác Mặt trận, trưởng bản đến những gia đình chuẩn bị có công việc cưới vợ, gả chồng cho con hay các cặp đôi đã có 2 con để nắm bắt tình hình, tuyên truyền, vận động. Với kinh nghiệm, sự tận tụy và uy tín của mình tiếng nói của ông Tồng đều được mọi người nghe và làm theo. Từ đó, ở Dào Xa khi các gia đình có con đến tuổi lấy vợ, lấy chồng đều đến hỏi ý kiến ông Tồng và việc cưới hỏi đều được đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Từ năm 2014 đến nay, ở bản không có trường hợp kết hôn cận huyết thống nào xảy ra.

Chị Sùng Thị Máy - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Mù Cang Chải cho biết: “Tiếng nói của các già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ và người uy tín đóng góp rất hiệu quả trong công tác truyền thông giáo dục tại địa phương. Điển hình như các ông: Sùng A Chang, bản Sáng Nhù, xã Hồ Bốn; Nông Văn Phích, tổ 9, thị trấn Mù Cang Chải; Thào Tồng Pàng, bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt; Giàng Là Kỷ, bản Púng Luông, xã Púng Luông…

Hàng tháng, hoạt động tuyên truyền của cộng tác viên dân số cũng được duy trì thường xuyên đến 100% các bản; công tác tuyên truyền, vận động “3 không” được lồng ghép  với Chiến dịch cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS)/KHHGĐ tại các xã. Năm 2016, huyện tổ chức 130 buổi truyền thông lồng ghép tại các hội nghị, họp bản, tổ nhân dân thu hút 3.650 lượt người nghe; tư vấn cho trên 2.000 lượt người về CSSKSS/KHHGĐ; truyền thông tảo hôn, HNCHT tới các đối tượng vị thành niên, thanh niên tại 16 trường THCS và THPT cho gần 6.000 lượt học sinh; tổ chức truyền thông nhóm cho các đối tượng có nguy cơ cao về tảo hôn, HNCHT và các già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ tại 13 xã, với  trên 2.000 lượt người nghe”.

Như vậy, có thể khẳng định, tiếng nói của người uy tín đã góp phần không nhỏ vào việc phấn đấu hoàn thành các mục tiêu về DS-KHHGĐ và Chương trình mục tiêu quốc gia về chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 - 2020 tại huyện Mù Cang Chải. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng sinh nhiều con và phải có con trai để nối dõi hoặc sẵn sàng nộp phạt vi phạm hương ước, quy ước của bản để đạt được ý định cá nhân.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra, đầu năm 2016, Huyện ủy Mù Cang Chải đã có Chỉ thị số 06-CT/HU về việc tiếp tục đẩy mạnh sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ (giai đoạn 2015 - 2020). Trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu đi đầu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ đồng thời tích cực tuyên truyền vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách này.

Vũ Đồng

Các tin khác

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lao động. Trong đó, Bộ đưa ra hai phương án tuổi nghỉ hưu: giữ như hiện hành (nam 60 và nữ 55 tuổi) và tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ lên 60.

YBĐT - Cuộc vận động đồng bào dân tộc Mông “ăn chung một tết” Nguyên đán của dân tộc được tỉnh Yên Bái thực hiện từ năm 2013 đến nay đã được nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là đồng bào dân tộc Mông hưởng ứng tích cực, đạt nhiều kết quả. Sau 4 năm thực hiện Cuộc vận động, 100% đồng bào Mông ở các thôn, bản của tỉnh đều tổ chức “ăn chung một tết” Nguyên đán cùng với các dân tộc khác.

Lực lượng vũ trang huyện Mù Cang Chải giúp nhân dân làm đường giao thông liên thôn, bản.

YBĐT - Những năm gần đây, Đảng ủy Quân sự huyện Mù Cang Chải đã tổ chức 6 đợt tuyên truyền, quán triệt nội dung, ý nghĩa của Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 317 của Quân ủy Trung ương, đồng thời, gấp rút triển khai việc quán triệt tinh thần Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho 100% cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong đơn vị.

Lãnh đạo UBMTTQ huyện Văn Yên và xã Xuân Ái bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình bà Tống Thị Hạt ở thôn Tân Tiến 2.

YBĐT - Từ nguồn quỹ “Ngày vì người nghèo” , ủy ban mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) các cấp huyện Văn Yên đã hỗ trợ làm trên 1.300 nhà Đại đoàn kết (ĐĐK) cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách khó khăn về nhà ở.

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục