Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/1/2017 | 8:12:47 AM

YBĐT - Mới đây, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn.

Một giờ học chữ của các cháu Trường Mầm non Hoa Lan, Trạm Tấu.
Một giờ học chữ của các cháu Trường Mầm non Hoa Lan, Trạm Tấu.

Yên Bái là tỉnh miền núi có trên 30 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 54%. Do vậy, ở một số vùng đông đồng bào DTTS khi trẻ vào lớp 1 khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt của các em khá chậm. Chính vì vậy, tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non ở khu vực này là vô cùng quan trọng, là nền tảng quan trọng giúp trẻ học tốt hơn ở bậc học cao hơn.

Mới đây, tỉnh đã ban hành Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh.

Theo Đề án, sẽ tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo. Đề án được áp dụng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em, học sinh tiểu học người DTTS thuộc 7 huyện có đông đồng bào DTTS đó là Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn.

Theo Đề án, phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo; 100% học sinh tiểu học người DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt; 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tiểu học dạy vùng DTTS được tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt...

Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh DTTS còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó, vốn tiếng Việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc.

Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế và không thuần nhất chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, theo Đề án sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông, trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS; cha mẹ trẻ người DTTS sẽ được hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

Nhiệm vụ và giải pháp từ nay đến 2020 ở cấp học mầm non và tiểu học sẽ duy trì 100% học sinh DTTS đến trường được học 2 buổi/ ngày, tham gia các hoạt động tăng cường tiếng Việt, trong đó quan tâm đặc biệt đến học sinh lớp 1, 2 là người DTTS; 100% các trường mầm non và tiểu học có trẻ DTTS thực hiện tăng cường tiếng Việt theo mô hình thí điểm.

Tiếp theo Đề án đưa ra giải pháp cần tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt. Cụ thể, tổ chức biên soạn tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa phù hợp, thân thiện với trẻ em người DTTS cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng DTTS; biên tập sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc (phiên âm ra tiếng Việt) để hỗ trợ tiếng dân tộc cho giáo viên dạy tại địa phương.

Đồng thời, bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người DTTS, phục vụ việc tăng cường tiếng Việt. Đặc biệt, xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em người DTTS, trong đó tăng thời lượng dạy tiếng Việt.

Với cấp học mầm non, giáo viên căn cứ vào thực tế số lượng trẻ còn hạn chế tiếng Việt để xem xét thời lượng tăng cường tiếng Việt trong ngày; linh hoạt sử dụng các tình huống dạy trẻ tiếng Việt; với trẻ 5 tuổi giáo viên chú ý rèn kỹ năng dạy trẻ nói câu đầy đủ, phù hợp bảng từ, chú trọng đến việc sửa lỗi cho trẻ những từ phát âm khó, nói ngọng...

Với cấp tiểu học, 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ ngày. Trong năm học có thể tổ chức dạy môn tiếng Việt theo phương án điều chỉnh dạy từ 350 tiết lên 500 tiết; tích hợp dạy tiếng Việt vào các môn học khác và hoạt động giáo dục ở tất cả các khối lớp; tổ chức ngày hội tiếng Việt nhằm giao lưu tiếng Việt cho học sinh người DTTS và cho cha mẹ trẻ... Đồng thời, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt; xây dựng văn hóa đọc, phát triển thư viện nhà trường...

Cùng với Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh, học sinh được học tập trung tại điểm trường chính, tỷ lệ học sinh bán trú tăng lên thì Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn hứa hẹn sẽ giảm thiểu tình trạng trẻ em người DTTS thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng vì hạn chế tiếng Việt. Từ đó sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục vùng cao, vùng DTTS, góp phần nâng cao nguồn nhân lực của tỉnh.

Minh Tư

Các tin khác

YBĐT - Chiều 18/1, tại Công ty TNHH Unico Global YB, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái đã tổ chức chương trình "Tết sum vầy" năm 2017 với sự tham gia của gần 1.500 công nhân lao động.

Tỉnh Yên Bái có 8.186 hộ được cấp gạo cứu đói dịp tết Đinh Dậu 2017.

Thực hiện Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã giao nhiệm vụ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tiếp nhận số gạo cứu đói được Chính phủ cấp và thực hiện các thủ tục bàn giao gạo cứu đói cho các huyện, thị xã.

Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh tặng quà tết cho hộ nghèo xã Phan Thanh.

YBĐT - Ngày 18/1, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Ban CHQS huyện Lục Yên đã đi nắm tình hình và thăm hỏi, động viên, tặng quà tết cho các gia đình chính sách, hộ nghèo đặc biệt khó khăn tại xã Phan Thanh, huyện Lục Yên.

Mứt dứa là một sản phẩm mới của cô Phùng Thị Thuần và nhóm bạn trong tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

YBĐT - Không dùng phẩm màu cho mứt dừa, cô Thuần có nước ép lá dứa hoặc bột trà xanh để tạo màu xanh, bột nghệ hoặc nước cà rốt tạo màu vàng, lá cơm tím hoặc nước ép bắp cải tím tạo màu tím, cà phê tạo màu sô-cô-la, lá cơm đỏ tạo màu hồng. Mứt thành phẩm phải có đường bám vừa độ, khô, thơm, màu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục