Sức bật từ một phong trào

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/3/2017 | 1:45:58 PM

YBĐT - Những năm gần đây, ở xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên đã xuất hiện nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi là đoàn viên thanh niên (ĐVTN).

Một mô hình phát triển chăn nuôi lợn mang lại thu nhập ổn định của đoàn viên thanh niên ở xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên.
Một mô hình phát triển chăn nuôi lợn mang lại thu nhập ổn định của đoàn viên thanh niên ở xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên.

ĐVTN ở xã Lương Thịnh đã lấy Phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động đó làm điểm tựa để thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế tạo thành phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp ở cơ sở, từng bước làm giàu chính đáng, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Để phong trào ĐVTN thi đua phát triển kinh tế phát huy được hiệu quả, Đoàn xã Lương Thịnh thường xuyên tổ chức các hoạt động thu hút ĐVTN tham gia như: tổ chức hội nghị, tọa đàm, tư vấn, định hướng nghề nghiệp và hướng dẫn cách làm giàu chính đáng cho ĐVTN.

Đồng thời, tuyên truyền, vận động ĐVTN tham gia giúp đỡ những ĐVTN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cùng vươn lên trong cuộc sống. Nhờ đó, ĐVTN xã Lương Thịnh đã có hướng đi đúng, cách làm hay trong phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do thanh niên làm chủ, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động là thanh niên nông thôn.

Anh Trần Thành Phương ở thôn Đoàn Kết, xã Lương Thịnh là một trong những đoàn viên tiêu biểu tự vươn lên lập nghiệp của xã. Năm 2013, anh mạnh dạn vay 50 triệu đồng vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện về xây dựng chuồng trại, mua con giống phát triển chăn nuôi. Để việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao, anh tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật (KHKT) do huyện, xã tổ chức để áp dụng vào thực tiễn.

Hiện nay, việc chăn nuôi đã đi vào ổn định và anh đã có 5 con lợn nái; thường xuyên duy trì 50 con lợn thịt/lứa. Cùng đó, anh còn đầu tư xây dựng lò ấp trứng để ấp gà giống, vịt giống phục vụ gia đình và bà con trong vùng.

Từ mô hình phát triển kinh tế này, mỗi năm gia đình anh đã có thu nhập trên 100 triệu đồng. Anh Phương cho biết, thời gian tới, anh sẽ tiếp tục mở rộng chăn nuôi, vì đây là mô hình kinh tế phù hợp và hiệu quả.

Còn đối với anh Hoàng Văn Hoan ở thôn Đồng Bằng 3, sau khi được Đoàn xã tổ chức đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình làm kinh tế giỏi trong huyện, anh đã quyết chí lập nghiệp, vươn lên làm giàu bằng mô hình nuôi gà thả vườn.

Được Đoàn xã đứng ra tín chấp, anh đã vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 70 triệu đồng và cùng với số vốn sẵn có, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng khu chăn nuôi rộng 5.000 m2, mua gà giống về chăn thả.

Mới đầu, do chưa có kinh nghiệm, chưa nắm vững về kỹ thuật nên những lứa gà đầu tiên hiệu quả kinh tế không cao. Dù vậy, anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi cách chăn nuôi gà từ sách báo, mạng Internet và qua các mô hình chăn nuôi gà trong vùng về cách lựa chọn con giống, cách chăm sóc gà lúc còn nhỏ.

Đồng thời, rút kinh nghiệm ngay từ những lứa gà nuôi trước, anh Hoan đã lựa chọn giống gà Minh dư để nuôi. Đây là giống gà thả vườn có sự sinh trưởng tốt, thịt chắc, thơm ngon, được thị trường ưa chuộng và giá trị kinh tế cao. Mỗi năm, anh Hoan đã xuất bán 3 lứa gà, mỗi lứa 3.000 con, mỗi con từ 2,2 kg đến 2,7 kg, tương đương từ 18 tấn đến 20 tấn; giá bán từ 65.000 đến 70.000 đồng/kg.

Sau khi trừ chi phí, anh vẫn còn lãi từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng/năm. Có lợi thế về đất đồi rộng, anh tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn để tăng thêm thu nhập.

Anh Hoan chia sẻ: “Để việc phát triển kinh tế gia đình ngày càng hiệu quả, thời gian tới tôi mong tiếp tục được các cấp, ngành tạo điều kiện về vốn, con giống chất lượng cao và được tham gia tập huấn để nâng cao kiến thức về chăn nuôi”.

Ngoài việc tín chấp vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho ĐVTN vay, Đoàn xã Lương Thịnh còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động ĐVTN tích cực đưa KHKT vào chăn nuôi, trồng rừng... Nhờ đó, xã đã xuất hiện nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi là ĐVTN. Hiện tại, xã có 4 mô hình ĐVTN làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng/năm; 10 mô hình có thu nhập từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng/năm.

Anh Cao Mạnh Hùng - Bí thư Đoàn xã Lương Thịnh cho biết: “Thời gian tới, Đoàn xã sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho ĐVTN vay vốn để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm, thu nhập cho thanh niên nông thôn, góp phần đẩy mạnh hiệu quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo và hướng tới làm giàu”.

Đồng thời, phát huy kết quả đã đạt được, Đoàn xã Lương Thịnh tiếp tục đẩy mạnh Phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”; tận dụng lợi thế của địa phương để nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả cao; nâng cao tỷ lệ ĐVTN có việc làm ổn định, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của xã.

 Chí Sinh

Các tin khác
Điểm bưu điện văn hóa xã Hát Lừu (huyện Trạm Tấu) vắng vẻ giờ mở cửa.

YBĐT - Gần 20 năm trước, các điểm bưu điện văn hoá xã (BĐVHX) xuất hiện và trở thành một “thiết chế văn hóa”, là điểm sáng của ngành bưu điện trên toàn quốc. Các xã của tỉnh Yên Bái cũng không phải ngoại lệ.

YBĐT - Những ngày qua, theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch bệnh cúm A/H7N9 tại Trung Quốc hiện đang diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao khoảng 40%, trong đó, nhiều tỉnh là nơi có giao lưu thương mại, du lịch với nước ta.

Công an phường Hồng Hà (thành phố Yên Bái) hướng dẫn lực lượng bảo vệ các cơ quan, đơn vị bảo đảm an ninh trật tự.

YBĐT - Tết Đinh Dậu và các lễ hội mùa xuân trên quê hương Yên Bái đã qua đi để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách thập phương và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Để có được kết quả ấy, các cấp, các ngành đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trong đó, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là một trong những khâu trọng yếu nhất.

Đoàn công tác thành phố Chevilly Larue - tỉnh Val de Marne (Cộng hòa Pháp) tới thăm trường.

YBĐT - Trường Mầm non Văn Tiến (thành phố Yên Bái) được thành lập năm 2004. Đến năm 2013, Trường vinh dự được đón nhận danh hiệu “Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1”, khẳng định những nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ, giáo viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục