Diện mạo mới của Minh Quán
- Cập nhật: Thứ năm, 9/3/2017 | 1:50:44 PM
YBĐT - Phát huy nội lực của địa phương, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới… là những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng ủy, chính quyền xã Minh Quán, huyện Trấn Yên đang tập trung triển khai xuống cơ sở, giúp nhân dân giảm nghèo.
Nhân dân xã Minh Quán học nghề sơ chế tằm tơ.
|
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Kỳ Phong đưa chúng tôi đi thăm một số thôn trong xã, đến đâu cũng bắt gặp không khí phấn khởi của nhân dân về sự đổi mới trong nét nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ nơi đây. Xã Minh Quán có 10 thôn, 1.075 hộ với 2 dân tộc chính gồm: Kinh và Cao Lan, đời sống của nhân dân phụ thuộc vào kinh tế thuần nông nên Đảng ủy, chính quyền địa phương xác định: sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là khâu chủ lực.
Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xã đã vận động nhân dân đưa tiến bộ KHKT vào trồng trọt và chăn nuôi.
Đối với cây lúa, thực hiện gieo cấy 100% diện tích bằng các giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng cao. Vụ đông xuân gieo cấy 61,4ha, vụ mùa 63,4 ha, năng suất lúa bình quân đạt 50tạ/ha.
Cùng với đẩy mạnh thâm canh cây lúa, xã còn vận động nhân dân trồng gần 80 ha cây màu gồm: ngô, khoai lang, rau màu các loại và trên 60 ha sắn… sản lượng lương thực hàng năm thu đạt 644,5 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 400 kg/năm.
Cùng với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cũng có bước phát triển khá, hàng năm, xã tổ chức tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, nên đã hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Đàn trâu, bò hiện có 300 con, lợn 2.500 con và gia cầm các loại trên 39.000 con. Nhiều hộ còn tận dụng trên 11 ha mặt nước để nuôi thủy sản, mang lại nguồn thu nhập từ 30 đến 70 triệu đồng/ha/năm. Từ chăn nuôi, hàng năm mang lại nguồn thu gần 5 tỷ đồng cho nhân dân trong xã.
Cùng với phát triển nông nghiệp và đẩy mạnh chăn nuôi, những năm gần đây, thấy được việc trồng rừng mang lại giá trị kinh tế cao, nhân dân đã phá bỏ các loại cây giá trị kinh tế thấp, hàng năm đưa vào trồng mới từ 30 ha đến 50 ha cây keo lai, bồ đề. Thôn 4 và thôn 9 còn tập trung trồng quế, diện tích mỗi thôn hiện đạt gần 100 ha, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động của địa phương.
Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Mạnh, Nguyễn Văn Chỉnh, ở thôn 4, có đồi quế giá trị trên 1 tỷ đồng. Nhiều hộ ở thôn 1 và thôn 10 còn mở rộng vườn ươm cây quế giống, hàng năm đưa ra thị trường tiêu thụ gần 500 vạn cây giống, điển hình như gia đình bà Đào Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Thủy, mang lại thu nhập trên 50 triệu đồng/năm…
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Kỳ Phong cho biết thêm: “Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, nhiều công ty, doanh nghiệp còn đến địa bàn tuyển dụng lao động tạo điều kiện để người dân trong xã tham gia xuất khẩu lao động và đi làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước. Xã hiện có gần 200 người trong độ tuổi đi làm nghề xây dựng, may mặc, giày da, điện tử… ở các tỉnh thành phố với thu nhập trung bình từ 5 đến 10 triệu đồng/người/tháng. Nhiều người đã tiết kiệm chi tiêu, gửi tiền về cho gia đình sửa chữa và xây mới nhà ở và mua nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo…”.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2011 đến nay, 3,5 km đường trục xã đã được bê tông hóa và 3,4 km nhựa hóa. Hệ thống thủy lợi với chiều dài trên 5,5 km, đã có 4,3 km được bê tông, đảm bảo đủ nước tưới 2 vụ lúa/năm. Hệ thống trường lớp học cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh trong xã. Ngoài ra, một số tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, tiêu chí hộ nghèo… cũng có chuyển biến tích cực. Xã phấn đấu mỗi năm giảm 5% tỷ lệ hộ nghèo. Hiện, Minh Quán đã đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới.
Với nỗ lực của một Đảng bộ mạnh, đoàn kết, cùng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, thời gian tới, Minh Quán quyết tâm giành nhiều thắng lợi hơn nữa trong phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Thái Hưng
Các tin khác
YBĐT - Giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một trong những phong trào thiết thực và ý nghĩa đang được Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Văn Chấn quan tâm đẩy mạnh.
YBĐT - Là một huyện miền núi, các ngành kinh tế đang được hình thành và phát triển nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai ở Mù Cang Chải chưa thật sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở môi trường khu vực nông thôn, tập quán đốt nương làm rẫy của bà con vẫn diễn ra thường xuyên đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.
YBĐT - Những năm qua, Yên Bái đã thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn các huyện, thị, thành phố cũng như ở các sở, ban, ngành, góp phần ổn định chính trị và hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
YBĐT - Toàn huyện tiếp tục duy trì 60 mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên. Các cấp bộ Đoàn cơ sở tăng cường vận động đoàn viên thanh niên tham gia lao động, sản xuất, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn