Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/3/2017 | 2:26:35 PM

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo dự thảo, mọi công dân có trách nhiệm xây dựng và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo chức năng, nhiệm vụ.

Dự thảo quy định rõ về nội dung môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Theo đó, cơ sở giáo dục không bị ảnh hưởng xấu của các nhà máy, cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, văn hóa và các loại hình kinh doanh, dịch vụ khác xung quanh trường học.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng và đồ chơi trẻ em của cơ sở giáo dục: Đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn, phòng, chống thảm họa, thiên tai; công trình vệ sinh, nước sạch an toàn, hợp vệ sinh và đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho các thành viên thuộc cơ sở giáo dục; có hệ thống cây xanh phù hợp, an toàn; khuôn viên, sân vườn và phòng học sạch, đẹp, đủ ánh sáng…

Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập sử dụng trong cơ sở giáo dục phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt, không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực; đáp ứng yêu cầu cần đạt được về phẩm chất và năng lực của người học.

Về hoạt động trong cơ sở giáo dục: Cần tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý đối với các thành viên trong cơ sở giáo dục; có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình người học trong việc bảo đảm sự an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

Đối với môi trường giáo dục phòng, chống bạo lực học đường, dự thảo nêu rõ, cơ sở giáo dục có các hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường như trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho thành viên thuộc cơ sở giáo dục.

Thành viên thuộc cơ sở giáo dục chủ động áp dụng phương pháp giáo dục bằng các biện pháp tích cực, không bạo lực; không xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; không cổ vũ, kích động hành vi bạo lực; có trách nhiệm thông báo, tố giác các hành vi bạo lực học đường đến cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.

Theo dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung, kiến thức về an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình giáo dục trong nhà trường; rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống xâm hại và phòng, chống tai nạn thương tích; bảo đảm chế độ, chính sách cho người học; chăm sóc, nuôi dưỡng người học có hoàn cảnh đặc biệt.

Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn công an địa phương phối hợp với cơ sở giáo dục bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục người học và tệ nạn xã hội, tội phạm khác liên quan đến người học.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Các phường đã cơ bản hoàn tất việc sơn vạch chỉ giới hành lang trên các tuyến đường.

YBĐT - Chưa khi nào vấn đề giải tỏa hành lang, hè phố, thiết lập kỷ cương trật tự đô thị lại được cộng đồng xã hội quan tâm như hiện nay, khi mà ở một số địa phương như Hà Nội, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, việc lấy lại sự thông thoáng cho lòng đường, vỉa hè đang được triển khai thực hiện một cách rất quyết liệt.

Đồng chí Nguyễn Văn Viện - Phó Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự tỉnh (bên trái) chỉ đạo nghiệp vụ công tác thi hành án với cán bộ Phòng Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo.

YBĐT - Bám sát Chương trình công tác của Bộ Tư pháp, Chương trình trọng tâm công tác thi hành án dân sự (THADS) của Tổng cục THADS, năm 2016 vừa qua, Cục THADS tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ công tác chuyên môn đạt kết quả cao. Do đó, các cơ quan THADS trong tỉnh đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi hành về việc, về tiền.

Ảnh minh họa.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng gần sáng và ngày mai (31/3), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta.

Chỉ cần thao tác đơn giản, người tiêu dùng đã nhanh chóng đặt mua được thực phẩm trên mạng mà chủ quan về an toàn vệ sinh thực phẩm.

YBĐT - “Đánh trúng” tâm lý của người tiêu dùng là thuận tiện và nhanh chóng; sử dụng triệt để lợi thế của mạng xã hội; không cần đăng ký kinh doanh, cũng không cần có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của cơ quan chức năng - kinh doanh thực phẩm (KDTP) trên mạng dường như đang trở thành một nghề thịnh hành hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục