Phấn đấu đến năm 2020, có 180/180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn và giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/4/2017 | 12:44:55 PM

Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt từ 98% trở lên (ảnh minh họa)
Phấn đấu tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt từ 98% trở lên (ảnh minh họa)

Đối với phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi: Phấn đấu đến năm 2020, có 180/180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn và giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 9/9 huyện, thị xã, thành phố duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (Phụ lục 1); đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn phấn đấu tỷ lệ ra lớp đạt ít nhất 95%, các xã khác 100%; 100% trẻ 5 tuổi ra lớp được học 2 buổi/ngày; trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt từ 98% trở lên; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt từ 90% trở lên; 100% số giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành; đảm bảo đủ giáo viên dạy các lớp 5 tuổi theo quy định tại Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên và đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008; 100% xã, phường, thị trấn có đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, 1,0 phòng/lớp, phòng học đạt chuẩn theo quy định, có đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; 100% các lớp 5 tuổi đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; các điểm trường có sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời được sử dụng thường xuyên, an toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh.

Đối với phổ cập giáo dục tiểu học: Phấn đấu đến năm 2020, có 180/180 xã, phường, thị trấn; 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (Phụ lục 2 và 5); đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn, phấn đấu huy động trên 98% trẻ 6 tuổi ra lớp 1; các xã, phường, thị trấn khác phấn đấu huy động 100%; duy trì tỉ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, cụ thể: đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn phấn đấu đạt trên 80%, các xã, phường, thị trấn khác đạt trên 90%; số trẻ 11 tuổi còn lại đều đang học tiểu học; đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định, duy trì ổn định về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có trên 95% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; sử dụng hiệu quả, sắp xếp hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị hiện có, tiếp tục đầu tư, xây dựng các khối công trình, bổ sung thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Phấn đấu đến năm 2020, có 180/180 xã, phường, thị trấn; 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1; có 154/180 đơn vị cấp xã, 3/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; 45/180 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 (phụ lục 3 và 5); duy trì tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 - 18 tốt nghiệp THCS, đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn phấn đấu đạt từ 75% trở lên (riêng xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải phấn đấu đạt 70%, đạt mức độ 1), các xã khác đạt từ 85% trở lên; duy trì và từng bước nâng cao các điều kiện đảm bảo về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phấn đấu đến 2020 có 100% các cơ sở giáo dục đủ và đảm bảo vững chắc điều kiện về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cơ sở vật chất theo quy định.

Đối với công tác xóa mù chữ: Duy trì tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15 - 60 đạt 95%, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 90%; độ tuổi 15-35 tỷ lệ người biết chữ đạt 98%, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 95%; tiếp tục củng cố vững chắc và duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 ở 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện.

Huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ cho 2 huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu: Xóa mù chữ cho 1.500 - 2.000 người, nâng tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15 - 60 đạt 80%. Các huyện còn lại huy động các nguồn lực, tăng cường mở các lớp giáo dục sau khi biết chữ để củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ, hạn chế tình trạng tái mù chữ, nâng tỷ lệ đạt chuẩn biết chữ mức độ 2. Phấn đấu mỗi năm tỉnh có từ 5 xã trở lên đạt chuẩn xóa mù chữ  mức độ 2, đến năm 2020 có 136/180 đơn vị cấp xã (75,6%) và 3/9 đơn vị cấp huyện (33,3%) đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (Phụ lục 4 và 5).

Đối với các xã có trẻ khuyết tật: Đảm bảo huy động 60% trở lên trẻ khuyết tật trong độ tuổi phổ cập giáo dục có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.

Để đạt được các mục tiêu trên, Yên Bái tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục và đào tạo để thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; củng cố, nâng cao năng lực Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập các cấp,

Các sở, ban, ngành được giao giúp đỡ các xã trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, chỉ đạo sát sao, cụ thể, có các giải pháp giúp đỡ thiết thực, đáp ứng nhu cầu duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập gióa dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ. Yêu cầu 100% các đơn vị cấp huyện, các đơn vị cấp xã xây dựng kế hoạch triển khai công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ giai đoạn 2017-2020 và có kế hoạch thực hiện hàng năm.

Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cấp huyện giao trách nhiệm cho các tổ chức đoàn thể giúp đỡ những xã khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; huy động mọi nguồn lực, đảm bảo các điều kiện để tổ chức trẻ trong độ tuổi ra lớp, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Nâng cao trách nhiệm và vai trò của Ban chỉ đạo cấp xã và hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và các cơ sở trường học trong công tác triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hàng năm.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành công tác từ tỉnh đến cơ sở, đưa chỉ tiêu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm để chỉ đạo thực hiện.

Các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống đài phát thanh - truyền hình của huyện, thị xã, thành phố, các bản tin, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tăng cường thông tin tuyên truyền tích cực cho công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở các địa phương.

Hàng năm phát động các lực lượng, các trường học và học sinh học trung học tham gia tuyên truyền vận động, hỗ trợ cho các đối tượng diện phải xóa mù chữ tích cực ra lớp theo kế hoạch.

Tăng cường các điều kiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, trong đó, bố trí đủ giáo viên trong biên chế đã được giao, đảm bảo về năng lực, trình độ chuyên môn, đủ theo định mức; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên để đáp ứng yêu cầu phổ cập và thực hiện đổi mới giáo dục. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán. Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục; thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở 100% nhóm, lớp; 100% trẻ em năm tuổi người dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục, nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa để thu hút trẻ đến trường; có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Tăng cường cơ sở vật chất: phòng học, phòng chức năng, bếp ăn, công trình vệ sinh, nước sạch và các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi ngoài trời, trong lớp để đảm bảo các điều kiện duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Đối với trường tiểu học, trung học cơ sở: Đảm bảo đủ phòng học, trang thiết bị đồ dùng dạy học theo quy định làm tiền đề cho việc giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS. Đối với các trường bán trú hoặc có học sinh bán trú huy động các nguồn lực bổ sung trang thiết bị dạy học, việc trang bị, nâng cấp các điều kiện ăn, ở như: phòng ở và trang thiết bị trong phòng ở, nhà vệ sinh, các công trình phụ trợ khác, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo tính vững chắc của kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ.

Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020. Đảm bảo sự phát triển của giáo dục và đào tạo, không làm phá vỡ quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo trong những năm tới.

Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; thực hiện tốt chế độ chính sách để tăng tỷ lệ học sinh đến trường, duy trì tỷ lệ chuyên cần; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Trước ngày 30/12 hàng năm, các đơn vị báo cáo đánh giá kết quả thực hiện gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tỉnh.

(Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái)

Các tin khác
Ông Lê Văn Phúc- Phó Trưởng ban, phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam).

Từ ngày 1/6/2017, các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Đâu là căn cứ để xác định mức tăng này? Tác động của điều chỉnh giá dịch vụ y tế này sẽ tác động đến người bệnh ra sao?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 2017-2022) dự kiến được tổ chức tại Hà Nội giữa tháng 12/2017, với sự tham dự của 1.000 đại biểu, đại diện cho hơn 7 triệu đoàn viên cả nước.

Bến xe mới sẽ đảm nhận một phần lưu lượng từ bến xe Mỹ Đình.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2319/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết Bến xe khách liên tỉnh kết hợp điểm đầu cuối xe buýt phía Đông thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/500 tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 11/2017/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP, ngày 9-7-2015, của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục