Xoa dịu nỗi đau da cam

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/5/2017 | 8:37:21 AM

YBĐT - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã đi qua hơn 40 năm nhưng nỗi đau của cuộc chiến tranh khốc liệt ấy đến nay vẫn còn hiện hữu.

Các cựu chiến binh, cựu TNXP trong buổi khám, kiểm tra sức khỏe trước khi đi điều dưỡng tại Làng Hữu nghị Việt Nam. (Ảnh: Đ.V)
Các cựu chiến binh, cựu TNXP trong buổi khám, kiểm tra sức khỏe trước khi đi điều dưỡng tại Làng Hữu nghị Việt Nam. (Ảnh: Đ.V)

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 1.356 nạn nhân nhiễm chất độc da cam/ dioxin được hưởng chính sách ưu đãi, trong đó có 779 đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu, còn lại các đối tượng là con, cháu bị phơi nhiễm. Họ đang từng ngày, từng giờ đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống, chịu đựng nỗi đau vò xé cả những về thể xác lẫn tinh thần.

Nhằm chung tay góp phần xoa dịu nỗi đau da cam, giảm bớt một phần gánh nặng trong cuộc sống gia đình và bản thân các cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP) bị nhiễm chất độc da cam/ dioxin, những năm qua, các cấp chính quyền, đặc biệt là Hội CCB, Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin (NNCĐDC) tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa sâu sắc.

Có mặt tại buổi khám sức khỏe cho các CCB, cựu TNXP đi điều dưỡng tại Làng Hữu nghị Việt Nam mới thấy rõ nỗi đau mà những NNCĐDC đang phải gánh chịu. Sinh năm 1945, năm 1967, theo tiếng gọi Tổ quốc, ông Hoàng Hữu Thế ở thôn Lương Tàm, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên mang theo tinh thần, nghị lực của tuổi trẻ vào chiến trường Tây Nam Bộ chiến đấu. 8 năm vào sinh ra tử, năm 1976, ông xuất ngũ mang theo trong mình chất độc da cam trở về quê hương rồi xây dựng gia đình.

Số phận từ đó đã không mỉm cười với ông khi đứa con mà cả gia đình mong mỏi, chờ đợi sinh ra bị di chứng nặng nề bởi chất độc da cam nhiễm từ cơ thể người bố.

Là 1 trong 20 CCB, cựu TNXP được đi điều dưỡng tại Làng Hữu nghị Việt Nam, ông Thế chia sẻ: “Sau khi đo huyết áp, bác sĩ chẩn đoán tôi thiếu máu, huyết áp thấp, mạch đập yếu, cơ thể suy nhược. Thật may mắn khi tôi được đi điều dưỡng, nhưng tôi cũng rất lo lắng vì đứa con tật nguyền vợ tôi phải một mình ở nhà chăm sóc. Chỉ mong sau đi điều dưỡng về, tôi có thêm sức khỏe để chăm sóc, bù đắp phần nào cho vợ con mình”.

Cũng giống như ông Thế, ông Vũ Xuân Thể ở thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên không giấu được niềm vui khi lần đầu tiên được đi điều dưỡng, chăm sóc ở Làng Hữu nghị Việt Nam.

Chiến đấu 7 năm trong chiến trường Tây Nguyên, trở về với gia đình nhưng hoàn cảnh lại càng trở nên khó khăn khi ông mang theo gánh nặng là chăm sóc, nuôi dưỡng 2 người con tật nguyền do hậu quả chất độc da cam để lại.

Hậu quả chiến tranh thật quá nghiệt ngã khi nạn nhân của chất độc da cam/dioxin không chỉ là một thế hệ mà tiếp nối nhiều thế hệ sau đó. Chính vì vậy, bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ các NNCĐDC phần nào về cuộc sống vật chất, tinh thần, công tác chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho NNCĐDC những năm qua cũng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng.

Được biết, hàng năm Làng Hữu Nghị Việt Nam tổ chức 27 đợt khám tuyển, phân bổ chỉ tiêu đi điều dưỡng về các địa phương. Đối với Yên Bái, mỗi năm một lần, mỗi lần từ 20 - 25 đối tượng được đi điều dưỡng, phục hồi sức khỏe. Khi đi điều dưỡng, các đối tượng là CCB, cựu TNXP nhiễm chất độc da cam/dioxin sẽ được khám sức khỏe tổng thể, siêu âm, chụp chiếu X-quang, phân loại bệnh, làm hồ sơ bệnh án...

Sau khi có phác đồ điều trị, các đối tượng sẽ được sử dụng thuốc đông, tây y, các phương pháp y học hiện đại tại các bệnh viện phù hợp với từng đối tượng, từng loại bệnh. Đồng thời, sẽ có chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học, hợp lý mỗi ngày suốt quá trình đi điều dưỡng.

Đối với Hội NNCĐDC tỉnh, trong năm 2016, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực như: thăm hỏi, tặng 305 suất quà giá trị trên 95 triệu đồng cho các NNCĐDC nhân dịp tết Nguyên đán; hỗ trợ 20 hộ vay vốn sản xuất, chăn nuôi; mở lớp đào tạo trồng nấm cho 22 đối tượng NNCĐDC; phục hồi chức năng cho 20 nạn nhân tại Trung tâm Bảo trợ của Hội NNCĐDC Việt Nam; đón nhận 2 nạn nhân là con của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc da cam về nuôi dưỡng; huy động nguồn vốn tài trợ cho 20 hộ NNCĐDC mỗi hộ 50 triệu đồng để xây, sửa nhà…

Hy sinh cả tuổi trẻ và một phần xương máu của mình nơi chiến trường, trở về với thời bình, những cựu binh chiến tranh phải mang trong mình bao “vết thương không mảnh đạn”. Đâu đó, vẫn có rất nhiều nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin vươn lên bằng nghị lực và tình yêu cuộc sống. Hơn ai hết, họ rất cần có sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ của toàn xã hội để có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, vơi đi những mất mát, thiệt thòi mà nỗi đau từ những cuộc chiến tranh để lại.

Mai Linh

Các tin khác
Quang cảnh Lễ phát động “Tháng công nhân”, “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” năm 2017 tại huyện Yên Bình.

YBĐT - Đó là hoạt động trọng tâm trong tháng 5 của các cấp công đoàn, “Tháng Công nhân” năm 2017 nhằm cụ thể hóa nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động công đoàn và phong trào công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ), xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái, gắn với các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Công đoàn tỉnh Yên Bái (28/7/1947 – 28/7/2017).

Nắng nóng lan rộng khắp cả nước.

Từ ngày 1-3/5, ở Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên sẽ xảy ra nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 39 độ. Hà Nội nắng nóng 36 độ.

Bộ đội công binh trong giờ huấn luyện.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hàng chục năm qua cả nước vẫn đang phải nỗ lực hàn gắn vết thương do chiến tranh để lại, trong đó có nhiệm vụ vô cùng quan trọng: Khắc phục hậu quả bom, mìn, làm sạch những vùng “đất chết”, giữ bình yên cho nhân dân.

Bộ GTVT đã bãi bỏ quy định bắt buộc đổi GPLX vật liệu giấy sang vật liệu nhựa (ảnh minh hoạ: Báo Giao thông)

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư 12 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (GPLX). Điểm mới đáng chú ý trong Thông tư này là Bộ GTVT đã huỷ bỏ quy định bắt buộc phải đổi GPLX giấy sang vật liệu nhựa PET.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục