Tuổi trẻ Yên Bình lập thân, lập nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/7/2017 | 8:03:09 AM

YBĐT - Đến nay, huyện Yên Bình có hơn 200 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 50 - 500 triệu đồng/ năm.

Mô hình trồng cây ăn quả của đoàn viên Trần Kim Hiếu ở thôn Đại Thân 1, xã Đại Minh, Yên Bình mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng.
Mô hình trồng cây ăn quả của đoàn viên Trần Kim Hiếu ở thôn Đại Thân 1, xã Đại Minh, Yên Bình mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng.

Theo lời giới thiệu của lãnh đạo Huyện đoàn Yên Bình, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây ăn quả của đoàn viên Trần Kim Hiếu ở thôn Đại Thân 1, xã Đại Minh. Với lợi thế có tiềm năng về đất, Trần Kim Hiếu đã mạnh dạn đầu tư trồng bưởi, cam và chanh.

Với hình thức lấy ngắn nuôi dài, chịu khó, không lùi bước trước khó khăn, đến nay, đoàn viên trẻ Trần Kim Hiếu sở hữu 5ha cam, bưởi, chanh và mỗi năm anh xuất ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm cùng hàng ngàn cây giống.

Hiếu cho biết: “Năm 2014, mình đầu tư trồng gần 4ha cam, bưởi, chanh. Lúc đầu gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật, nhưng sau khi được thăm quan, tập huấn và tự nghiên cứu về kỹ thuật ghép tỉa, đến nay mình đã nắm vững kiến thức về trồng các loại cây ăn quả có múi. Mỗi năm mô hình cho thu nhập trên 300 triệu đồng”.

Còn đối với đoàn viên trẻ Đỗ Văn Nhất ở thôn An Lạc 4, xã Hán Đà sau khi tốt nghiệp THPT, Nhất đã chọn cho mình một hướng đi riêng trong lập thân, lập nghiệp. Với lợi thế về địa hình ở ngoài bán đảo hồ Thác Bà, cùng sự đồng thuận của gia đình, sự tư vấn của các cấp bộ đoàn, Đỗ Văn Nhất đã quyết mở hướng làm giàu từ chăn nuôi gà.

Với ý chí làm giàu, không ngại khó khăn, vất vả, từ 10 con gà giống ban đầu, đến nay, Đỗ Văn Nhất đang sở hữu một trang trại nuôi gà với trên 1.000 con, mỗi năm xuất bán trên 4 tấn và cho tổng thu nhập trên 300 triệu đồng.

Các đoàn viên trẻ Trần Kim Hiếu và Đỗ Văn Nhất chỉ là hai trong số hàng trăm mô hình làm giàu của tuổi trẻ huyện Yên Bình. Có được kết quả trên, những năm qua, Huyện đoàn Yên Bình đã xây dựng chương trình, kế hoạch về hành động của thanh niên trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh như: "Tuổi trẻ Yên Bình học tập và làm theo lời Bác", "Xây dựng giá trị, hình mẫu thanh niên thời kỳ mới", "Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối, tác phong cán bộ Đoàn”.

Đồng thời, chỉ đạo, phối hợp với các cơ sở Đoàn tổ chức nhiều mô hình có hiệu quả như: câu lạc bộ (CLB) khoa học, kỹ thuật trẻ; CLB chủ trang trại trẻ, CLB khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…

Đặc biệt, các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi tiếp tục được nhân rộng. Đến nay, huyện Yên Bình có hơn 200 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 50 - 500 triệu đồng/ năm, tập trung chủ yếu là nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như quế, keo lai, các loại cây ăn quả có múi; mô hình nuôi cá ao, cá lồng, nuôi cá bằng biện pháp quây lưới trên eo ngách hồ Thác Bà.

Cùng với đó, các cơ sở Đoàn đã cụ thể hóa phong trào trong từng đối tượng thanh niên, vận động cán bộ, đoàn viên, thanh niên tích cực thi đua học tập, lao động sản xuất. Trong giai đoạn 2012 - 2017, đoàn viên, thanh niên các xã, thị trấn đã góp hơn 4.500 ngày công tu sửa, nâng cấp 52,3 km đường giao thông nông thôn trị giá trên 675 triệu đồng, 2.100 ngày công để xây dựng 35,1 km giao thông thủy lợi nội đồng trị giá 315 triệu đồng, 3.500 ngày công xây dựng mới 200 công trình nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi, bếp ăn cho học sinh, sân bóng chuyền, cầu lông, hệ thống dẫn nước sạch cho trường học trị giá 525 triệu đồng; tổ chức thực hiện được 16 công trình phần việc cấp huyện; 845 công trình phần việc thanh niên cấp cơ sở.

Chị Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Huyện đoàn Yên Bình cho biết: “Trong nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Huyện đoàn đã có nhiều đổi mới thiết thực, hiệu quả góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Nhất là phát huy được vai trò chủ đạo trong các chương trình tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, các hoạt động tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó có 32.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; tổ chức được 255 buổi tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 4.800 đoàn viên thanh niên. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay vốn ủy thác tại 10 xã, 26 tổ với tổng số tiền trên 29 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập và thanh niên phát triển kinh tế, góp phần đồng hành với thanh niên trong việc phát triển các mô hình kinh tế”.

Phát huy những kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, Huyện đoàn Yên Bình tiếp tục đề ra 9 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó nhấn mạnh hai khâu đột phá: đẩy mạnh đồng hành, hỗ trợ, tư vấn khởi nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên; xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn năng động, sáng tạo, có trình độ, nhiệt huyết với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, nhằm góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Văn Tuấn

Các tin khác
Lãnh đạo Hội Cựu TNXP tỉnh Yên Bái trao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Cúc, thôn Thanh Hùng, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình.

YBĐT - Đã một thời vào sinh ra tử nơi chiến trường đầy gian khổ, ác liệt và trở về với cuộc sống đời thường, nhiều cựu thanh niên xung phong (TNXP) sức khỏe bị giảm sút, thường xuyên ốm đau, bệnh tật, mất sức lao động, khiến cuộc sống khó khăn. Để tạo điều kiện giúp các hội viên có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua, các cấp Hội Cựu TNXP trong tỉnh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nghĩa tình đồng đội”.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh ký kết chương trình phối hợp với lãnh đạo UBND các huyện, thị.

YBĐT - Ngày 13/7, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và tổ chức ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác dân tộc với UBND các huyện, thị trong tỉnh.

Bác sỹ khám cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang.

Sáng 13/7, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu đã có cảnh báo cần lưu ý có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời với mùa dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn mọi năm sẽ khiến diễn biến khó đoán cho dù các chủng gây bệnh không có gì đột biến.

Ảnh minh họa

Thời gian qua, Bộ Thông tin-Truyền thông (TT&TT) đã thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng. Đồng thời, siết chặt việc đưa thông tin sai sự thật và thông tin gây phương hại đến an ninh quốc gia, an ninh chính trị và an toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục