Đại hội lần thứ II - Giáo hội Phật giáo tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2017 - 2022

Tâm niệm Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/8/2017 | 8:27:05 AM

YBĐT - Năm 2012, Đại hội lần thứ I - Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2012 - 2017 thành công tốt đẹp và mở ra giai đoạn mới cho Phật giáo tỉnh Yên Bái phát triển, góp phần cùng các cấp, ngành, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc xây dựng đời sống mới.

Nghi lễ thả chim bồ câu tại lễ Thượng nguyên cầu quốc thái dân an tại chùa Tùng Lâm - Ngọc Am, thành phố Yên Bái.
Nghi lễ thả chim bồ câu tại lễ Thượng nguyên cầu quốc thái dân an tại chùa Tùng Lâm - Ngọc Am, thành phố Yên Bái.

Ngay sau khi Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Yên Bái lần thứ  I thành công, tại phiên họp lần thứ I, Ban Trị sự đã bầu ra 13 vị tham gia Ban Thường trực và suy cử các tăng, ni phụ trách các tiểu ban như: Ban Tăng sự, Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn phật tử, Ban Từ thiện xã hội, Ban Nghi lễ, Ban Thông tin - Truyền thông, Ban Kinh tế - Tài chính và Ủy viên Kiểm soát pháp chế, đặc trách ni giới.
 
Trong quá trình hoạt động, đã củng cố kiện toàn các tiểu ban để hoạt động có nề nếp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ủy viên phụ trách phật tử tại cơ sở; quán triệt quy chế hoạt động của ban trị sự Phật giáo cấp tỉnh, thành do Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội ban hành và xây dựng nội quy làm việc trong toàn nhiệm kỳ. Trong 5 năm qua, đã thành lập được 5 ban trị sự Phật giáo cấp huyện, thị, gồm các ban trị sự Phật giáo huyện Văn Chấn, huyện Văn Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ và Lục Yên với 110 tăng, ni, cư sỹ, phật tử tham gia ban trị sự.

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chư tôn Giáo phẩm Trung ương GHPG Việt Nam; đồng thời, được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và các ban, ngành trong tỉnh, với tinh thần đoàn kết hòa hợp, các tổ chức tôn giáo ở cơ sở đã đi vào hoạt động nề nếp theo đúng hướng dẫn của Trung ương GHPG Việt Nam, phát huy được vai trò trách nhiệm của ban trị sự, hướng dẫn tăng, ni các chùa và tín đồ phật tử thực hiện tốt Hiến chương GHPG Việt Nam, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương và quy chế hoạt động của GHPG Việt Nam cấp tỉnh, thành và cấp huyện thị. Nắm bắt kịp thời các vấn đề nảy sinh trên địa bàn tỉnh để báo cáo chính quyền cũng như các ban, ngành, đoàn thể phối hợp và giải quyết, đặc biệt là những nơi có tính chất phức tạp như mất đoàn kết trong các tín đồ phật tử, nơi cư trú, nơi quy hoạch và xây dựng chưa đảm bảo theo thủ tục quy định...

Toàn tỉnh hiện có gần 15.000 phật tử đang sinh hoạt phật pháp tại các tự viện. Trong 5 năm qua, Ban Trị sự GHPG tỉnh Yên Bái và ban trị sự Phật giáo cấp huyện đã tổ chức được hơn 80 khóa tu ngắn ngày cho các phật tử, học sinh, thanh thiếu niên với hàng nghìn người tham dự như các khóa tu Bát quan trai; một ngày an lạc; kỹ năng sống… Các tự viện đã thường xuyên bồi dưỡng cho các phật tử về nhận thức của tổ chức Phật giáo, về nghi lễ Phật giáo và bổn phận người phật tử; đồng thời, phối hợp tuyên truyền thực hiện tốt chính sách, pháp luật tại địa phương, xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị.
 
Ban Hoằng pháp đã được kiện toàn và đi vào hoạt động có hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người, đã tổ chức được 6 khóa hoằng pháp tại Ban Trị sự tỉnh và ban trị sự cấp huyện do các quý tăng, ni Ban Hoằng pháp Trung ương và quý vị tăng, ni ban trị sự thuyết giảng. Các buổi hoằng pháp đã thu hút được hàng nghìn phật tử, cư sỹ tại địa phương với tinh thần đoàn kết, hòa hợp tạo niềm tin vào Phật giáo cũng như ý thức nghi lễ của phật tử được nâng lên rõ rệt.

Dưới sự lãnh đạo của Ban Trị sự và sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, thời gian qua, nhiều sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đã được tổ chức, tăng ni trụ trì các cơ sở tự viện đã hướng dẫn nhân dân, phật tử sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, đúng chính pháp; tổ chức các ngày lễ truyền thống của dân tộc như lễ Thượng nguyên (cầu quốc thái dân an), lễ vào hạ (cầu mùa màng bội thu), lễ Vu lan (Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân), lễ tất niên và các lễ hội Phật giáo truyền thống được tổ chức trang nghiêm, long trọng tạo được nét đẹp tâm linh đậm chất đạo Phật trong lòng du khách và phật tử khi tham dự.
 
Đặc biệt, hàng năm, Đại lễ Phật đản và Vu lan được tổ chức trang nghiêm, trọng thể thấm nhuần đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc trên tinh thần"Từ bi hỷ xả”của Phật giáo tại lễ đài chùa Tùng Lâm - Ngọc Am, chùa Linh Long, chùa Vạn Thắng, chùa Minh Pháp, thành phố Yên Bái; chùa Đại An, huyện Văn Yên, chùa Trúc Lâm Thiên Phú, chùa Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn...
 
Tại các buổi lễ, ngoài việc cúng dàng chư Phật và thánh chúng, tăng, ni Phật giáo các huyện, thị xã, thành phố còn khai tràng thuyết pháp để các tín đồ cũng như người dân hiểu rõ hơn về đạo Phật và thực hiện tốt nhiệm vụ của phật tử, sống đoàn kết, gắn bó, giảm hẳn mê tín, dị đoan, góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức con người, tạo nên lối sống lành mạnh, văn hoá theo đúng phương châm của Giáo hội"Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
 
Các nghi lễ được tổ chức trang nghiêm, kết hợp hài hòa giữa phần lễ và phần hội, tạo niềm phấn khởi cho các tầng lớp nhân dân. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó, có văn hóa Phật giáo được các tăng, ni ở các tự viện trong tỉnh chú trọng, luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm với các di tích lịch sử, thường xuyên kiểm tra và trùng tu, tôn tạo các hạng mục công trình xuống cấp tạo cho cảnh chùa khang trang, sạch đẹp hơn; khuôn viên nơi thờ tự được trang nghiêm.

Từ bi, cứu khổ là truyền thống tốt đẹp của đạo Phật, đã được Ban Trị sự GHPG tỉnh Yên Bái thực hiện rất tích cực; tăng, ni, phật tử các huyện, thị, thành phố thường xuyên chăm lo. Quan niệm "Việc từ thiện sẽ đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần cho sự phồn vinh của quê hương và góp phần thiết thực xoa dịu nỗi đau nhân thế, đưa con người đến cứu kính an vui” cũng là một phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, luôn được tăng, ni, phật tử tâm niệm. Ngay sau khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cấp, các ngành phát động các đợt quyên góp, ủng hộ như: ủng hộ đồng bào bị bão lũ ở miền Trung; đồng bào bị sạt lở đất đá tại huyện Mù Cang Chải, thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình... tăng, ni, phật tử đều sẵn lòng tham gia.
 
Cùng với đó là thực hiện một cách tự nguyện việc xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", Quỹ Khuyến học, Quỹ Xóa đói giảm nghèo, làm nhà tình nghĩa cho phật tử, xây trường học cho các em thơ; góp công sức, tiền của xây cầu cho một số xã vùng sâu, vùng xa; thực hiện tốt Chương trình "Trái tim cho em” (phẫu thuật tim miễn phí), Quỹ Nụ cười cho trẻ thơ (phẫu thuật răng, hàm, mặt); tặng tiền mặt, sổ tiết kiệm, đồ dùng học sinh, quần áo chống rét, sách vở cho trẻ em nghèo; tặng gạo, thực phẩm, nấu cháo miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Văn Yên… với tổng số tiền trên 16 tỷ đồng.
 
Đại đức Thích Trung Kính - Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Yên Bái cùng các phật tử tặng áo ấm cho học sinh xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu.

Với phương châm"Phật pháp bất ly Thế gian pháp” và phát huy truyền thống phụng sự đạo lý và dân tộc, 5 năm qua, ngoài việc chăm lo phụng sự đạo pháp, nhiều tăng, ni, phật tử còn được tín nhiệm tham gia ủy viên ủy ban Mặt trận Tổ quốc, hội khuyến học, thành viên ban chỉ đạo Chương trình quốc gia Phòng chống ma tuý và An toàn giao thông... Nhiều phật tử còn tham gia lực lượng dân quân tự vệ, công an viên, bảo vệ khu phố; nhiều phật tử được cấp ủy, chính quyền tin tưởng, nhân dân tín nhiệm bầu tổ trưởng, tổ phó khu dân cư, tổ dân phố và các tổ chức xã hội khác; tham gia tích cực vào Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", xây dựng nếp sống mới tại khu dân cư và xây dựng nông thôn mới.
 
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ vừa qua, các tăng, ni, phật tử đã tích cực tham gia các cuộc họp và phát biểu những ý kiến xây dựng về Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, các tài liệu về bầu cử Quốc hội khóa XIV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ người công dân trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp với tinh thần tin tưởng trong việc xây dựng bộ máy của Đảng và Nhà nước. Những kết quả hoạt động như trên, đã chứng minh: "Phật giáo đồng hành cùng dân tộc”.

Đại đức Thích Minh Huy - Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPG tỉnh Yên Bái bày tỏ: "Một bài học quý được rút ra trong quá trình hoạt động của Giáo hội là luôn bám sát vào sự lãnh đạo của chính quyền địa phương; phối hợp thật tốt với các tổ chức xã hội, thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, thông bạch, thông tư của Trung ương GHPG Việt Nam và tạo sự đồng thuận của nhân dân. Những vấn đề đó đều phù hợp với phương châm: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” để "Đoàn kết - Hòa hợp - Trưởng dưỡng - Đạo tâm - Trang nghiêm Giáo hội”. Chỉ có vậy, Phật giáo mới có sức lan tỏa lớn, đóng góp hơn nữa vào sự bình yên, phát triển của quê hương Yên Bái”.

  Lê Phiên

Các tin khác
Chi đoàn Thanh niên Báo Yên Bái triển khai hiệu quả Phong trào “Chân không bấm đất” ở các huyện vùng cao.

YBĐT - Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) trẻ tận tâm với công việc, gần gũi với người dân, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Yên Bái đã triển khai rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở tất cả các chi đoàn, Đoàn cơ sở Phong trào "3 trách nhiệm” gồm các nội dung: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với cộng đồng và lấy đó làm một trong những tiêu chí thi đua.

Đoàn viên thanh niên Khối các cơ quan tỉnh giúp người dân Mù Cang Chải khắc phục hậu quả thiên tai.

YBĐT - Nhiệm kỳ 2012 - 2017, tuổi trẻ Đoàn Khối các cơ quan tỉnh đã xung kích, tình nguyện, chủ động tham mưu và trực tiếp tham gia nhiều hoạt động trên các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi vào những kế hoạch chung của tỉnh. Từ đó, vai trò của tuổi trẻ Khối các cơ quan tỉnh ngày càng được khẳng định, tạo niềm tin đối với cấp ủy Đảng, chính quyền.

Đến nay, toàn huyện Lục Yên có 167 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động với tổng số trên 3.500 lượt người được hưởng trợ cấp. Hầu hết, các đơn vị trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt việc đăng ký tham gia BHTN theo đúng đối tượng quy định của Luật và thực hiện tốt việc thu, nộp, giải quyết chế độ BHTN cho người lao động.

Tỉnh Yên Bái mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm.

Tính đến 14h ngày 14/8/2017, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải tiếp tục nhận được sự ủng hộ và đăng ký ủng hộ bằng tiền mặt và hiện vật của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm cho nhân dân bị thiệt hại do mưa lũ của tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục