Viễn Sơn bảo tồn và phát triển cây dược liệu của người Dao

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/10/2017 | 7:16:10 AM

YBĐT - Viễn Sơn là địa phương có 75% đồng bào dân tộc Dao sinh sống với đặc điểm tự nhiên thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây thuốc quý. Phát huy thế mạnh này, một nhóm phụ nữ gồm 15 thành viên đã tham gia nhóm bảo tồn và phát triển cây dược liệu của người Dao thuộc Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Văn Yên với tổng diện tích gần 12 ha.

Bà Hoàng Thị Von (bên trái) giới thiệu các vị thuốc trong bài thuốc tắm gia truyền.
Bà Hoàng Thị Von (bên trái) giới thiệu các vị thuốc trong bài thuốc tắm gia truyền.

Đã từ lâu, người Dao nói chung và người Dao Viễn Sơn nói riêng đã biết khai thác, sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên sẵn có để chữa bệnh và phục vụ đời sống. Tuy nhiên, nguồn dược liệu đó không phải là bất tận nếu người dân không biết cách khai thác bền vững.
 
Bà Hoàng Thị Von - Trưởng nhóm bảo tồn và phát triển cây dược liệu của người Dao cho biết: "Trước kia, gia đình tôi phải vào tận rừng sâu để tìm nguyên liệu để chế biến các bài thuốc nam. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu không phải lúc nào cũng sẵn có. 

Từ khi tham gia vào nhóm, tôi và các thành viên đã mang những giống thuốc quý về trồng ở vườn nhà tùy vào tập tính sinh trưởng của cây. Có những cây thuốc không ưa đất vườn thì phải trồng trên đồi dưới tán các cây cao. Nhờ vậy, gia đình tôi luôn chủ động được nguồn dược liệu”.
 
Đến thăm vườn dược liệu đang lên xanh tốt của gia đình bà Lý Thị Sính ở thôn Khe Dứa có thể thấy, các loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây.
 
Bà Sính cho biết: "Mỗi loại cây dược liệu đều có điều kiện sống, ưa ẩm, ánh sáng khác nhau nên nếu đưa hết về vườn nhà, một vài loại cây không thích ứng được sẽ chết. Sau khi tham gia nhóm, chúng tôi được tập huấn các kỹ thuật canh tác như làm đất, bón phân, tưới tiêu, chăm sóc, thu hoạch, xác định lịch mùa vụ… từ đó, có thêm kiến thức để trồng cây dược liệu tốt hơn”. 

Bà Sính cũng cho biết thêm, khác với các loại cây trồng khác, cây dược liệu không mất quá nhiều công chăm sóc, không lo dịch bệnh và cũng không bị rủi ro, bấp bênh mùa vụ, để lâu cũng không bị hỏng, thậm chí lại càng có giá trị cao hơn.

Việc đưa các giống cây dược liệu về trồng tại vườn vừa góp phần bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu vừa rút ngắn thời gian, công sức, tăng thu nhập cho người dân. Bài thuốc gia truyền lá tắm của người Dao đã trở thành những gói thuốc bán cho khách du lịch và người dân khắp cả nước.
 
Được biết, theo dân gian, thuốc lá tắm người Dao có trên 50 loại lá thuốc khác nhau. Lá tắm này giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay… đặc biệt tác dụng với phụ nữ sau sinh và người mới ốm dậy. Trẻ sơ sinh tắm lá thuốc không mụn nhọt, rôm sảy, lớn lên ít ốm vặt, khỏe mạnh.

Lá thuốc thu hái về được rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô rồi mới chế biến thành các sản phẩm như lá tắm, lá ăn, lá uống hàng ngày. Mỗi tháng, nhóm cung cấp ra thị trường trên 120 kg lá thuốc với gần 500 sản phẩm, trị giá khoảng 20 triệu đồng, bình quân mỗi hộ thu nhập từ 1,5 – 2,5 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động. Năm 2012, 15 hộ tham gia nhóm với 70% là hộ nghèo thì đến nay sau 5 năm duy trì, số hộ nghèo giảm xuống còn 40%, hộ khá giàu chiếm 60%.
 
Ông Bàn Phúc Hín - Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn chia sẻ: "Cây dược liệu đã và đang góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Tuy nhiên, chúng tôi còn đang gặp nhiều khó khăn khi chưa có địa điểm bán, giới thiệu sản phẩm để phổ biến rộng rãi trên thị trường; chưa được thẩm định chất lượng, đăng ký nhãn hiệu để bảo đảm uy tín, chất lượng, giúp ổn định đầu ra. Chính quyền xã mong muốn tỉnh và huyện trợ giúp để tháo gỡ khó khăn trên, để bà con vùng cao nâng cao thu nhập”.

Việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu của người Dao ở xã Viễn Sơn không những phát huy thế mạnh của vùng, bảo tồn được các cây dược liệu quý mà còn mở ra một hướng thoát nghèo mới cho nhân dân.

Hoài Anh

Các tin khác
Lãnh đạo Huyện đoàn Mù Cang Chải tham dự và chỉ đạo buổi sinh hoạt Chi đoàn thôn, bản, tuyên truyền xây dựng mô hình “4 không” tại bản Lả Khắt, xã Nậm Khắt.

YBĐT -  "4 không” gồm: Chi đoàn không có thanh niên tảo hôn; không hôn nhân cận huyết thống; không sinh con thứ 3 và không thách cưới cao.

Bác sỹ trong đoàn tình nguyện thăm khám, tư vấn sức khỏe cho người cao tuổi.

YBĐT - Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực chăm sóc sức khỏe (CSSK) cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác CSSK nhân dân trên địa bàn.

Nhiều ngôi nhà bên bờ suối Thia có nguy cơ bị sạt lở.

YBĐT - Chính quyền, nhân dân huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ vẫn đang đối mặt với nguy hiểm khi mà hệ thống kè chống sạt lở tại dòng suối Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc đã bị hư hỏng. Tại khu vực tổ dân phố 1, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, gần 1.000 m kè đã bị lũ cuốn hoàn toàn.

Ký cam kết giữa các phòng ban với Ban Giám đốc Bệnh viện về thực hiện đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

YBĐT - Chiều 25/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tổ chức kỷ niệm 1 năm khánh thành và đi vào hoạt động (27/10/2016 - 27/10/2017). 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục