Phụ nữ Yên Bái chung tay ngăn chặn bạo lực gia đình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/5/2018 | 1:45:46 PM

YBĐT - Thời gian qua, với cách tiếp cận tổng thể, cùng sự hỗ trợ của tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ (HTPN) tại cộng đồng Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã dần trở thành địa chỉ tin cậy của các nạn nhân của bạo lực giao đình (BLGĐ).

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh cùng tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam thăm hộ hội viên phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ.
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh cùng tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam thăm hộ hội viên phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ.

Trong ngôi nhà lá tềnh toàng, chị H.T.T, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên với khuôn mặt rám nắng, khắc khổ tâm sự: "Tôi xây dựng gia đình gần 20 năm nay, chỉ vài năm đầu là chồng tôi chịu khó làm ăn. Hơn chục năm nay, anh ấy lúc nào cũng uống rượu, say rồi thì mắng chửi vợ con. Thậm chí, không đòi được tiền đi uống rượu còn đánh đập. Mẹ con tôi thì sống trong lo sợ, lúc nào chồng tôi say quá thì phải trốn đi chỗ khác, thậm chí nửa đêm cũng phải bỏ ra ngoài”.
 
Chị H.T.H trú tại xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên cũng là một nạn nhân của BLGĐ, mặc dù chính quyền địa phương cũng đã phải vào cuộc nhưng chồng chị H thì vẫn chứng nào, tật nấy.
 
Ngay trong đầu tháng 5/2018, do bực tức trong chuyện tiền nong, chị H đã bị chồng đánh vào mặt, đầu. Chị đã phải tạm lánh đến Trung tâm HTPN tại cộng đồng, Hội LHPN tỉnh. Do thể trạng choáng váng, đau đầu, sốt chị H tiếp tục phải nhập viện. Các bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết chị H bị gãy nhánh hố mắt phải và phải điều trị.
 
Tìm hiểu được biết, chị H kết hôn năm 2002, trong thời gian sinh sống thường xuyên bị bạo lực và đã 2 lần phải nhập viện do chồng đánh (năm 2016 bị gãy xương quai xanh và năm 2017 bị đa chấn thương). Đây chỉ là hai trong số những nạn nhân bị BLGĐ trong thời gian gần đây.
 
Theo số liệu thống kê của Hội LHPN tỉnh, từ năm 2014 đến nay, đã có trên 617 vụ BLGĐ, trong đó 311 vụ do mâu thuẫn, 30 vụ do đánh đập ngược đãi; 51 vụ do rượu chè cờ bạc; 17 vụ do ngoại tình... BLGĐ không chỉ gây tổn hại đến tâm lý và sức khỏe của người bị bạo hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe của những đứa trẻ phải chứng kiến BLGĐ. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình.

Thực trạng là vậy nhưng nhiều chị em quan niệm BLGĐ là một vấn đề riêng tư, không muốn người ngoài can thiệp vào. Cũng có nhiều người từng bỏ nhà đi, nhưng vì con cái họ lại quay trở về và chấp nhận cuộc sống bị bạo hành. 

BLGĐ gần như bị khép kín trước những giám sát của xã hội, vì vậy, cần thay đổi tình trạng chấp nhận BLGĐ. Được sự hỗ trợ của tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam, năm 2016 Hội LHPN tỉnh đã thành lập Trung tâm HTPN tại cộng đồng.
 
Ngay sau khi được thành lập, Trung tâm đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các buổi truyền thông nâng cao nhận thức về phòng chống BLGĐ cho cán bộ, hội viên phụ nữ thông qua các hội thi, các buổi mít tinh, chiến dịch truyền thông…; cung cấp cho chị em kiến thức về giới, bình đẳng giới, có kiến thức về phòng chống bạo lực, phương pháp giáo dục con cái giúp con em không bị ảnh hưởng bởi BLGĐ; thiết lập đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân trong trường hợp khẩn cấp.
 
Qua 2 năm hoạt động, Hội LHPN đã phối hợp với tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam tổ chức 5 khóa tập huấn cho 110 lượt cán bộ về các kiến thức hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, nạn nhân bị BLGĐ, nạn nhân bị xâm hại tình dục... 

Nhờ vậy, đã có trên 225.000 hội viên và người dân được tiếp cận Trung tâm HTPN tại cộng đồng. Đã có 75 phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của BLGĐ, mua bán người và xâm hại tình dục được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Cụ thể, chị H.T.T, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên là nạn nhân của BLGĐ đã được Trung tâm tư vấn tâm lý, đồng thời kết nối với tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam giúp chị vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương truyền thông tư vấn, giúp thay đổi tâm tính người chồng. Đến nay, cuộc sống của chị T đã ổn định. 

Còn trường hợp chị H.T.H ở xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên kể trên, lãnh đạo Hội LHPN tỉnh đã tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh kịp thời động viên, an ủi chị H yên tâm điều trị và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan hỗ trợ chị H và tiến hành xử lý vụ việc để bảo vệ quyền lợi cho chị.

Theo chị Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch LHPN tỉnh, thời gian tới Hội LHPN tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của "Trung tâm HTPN tại cộng đồng” trong việc tư vấn hỗ trợ trực tiếp nạn nhân qua hệ thống đường dây nóng, trực tiếp bảo vệ nạn nhân qua việc hỗ trợ tạm lánh, tư vấn tâm lý, sức khỏe, tham vấn luật, xây dựng kế hoạch bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân sau sang chấn. Duy trì hoạt động của hơn 500 mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, các câu lạc bộ "Phòng chống BLGĐ”, "Gia đình hạnh phúc”.
 
Đặc biệt, hỗ trợ các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao trong việc phát triển kinh tế nhằm hạn chế BLGĐ thông qua các hình thức vay vốn phát triển kinh tế tại các địa phương. Phối hợp với chính quyền, ngành chức năng trong việc cung cấp thông tin, ngăn chặn, xử lý kịp thời, các vụ việc nhằm bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ và xử lý các vụ việc liên quan đến BLGĐ theo pháp luật…

Minh Huyền

Các tin khác
Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, tình hình tổ chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng Ban tổ chức Hội thi Tuyên truyền lưu động tỉnh Yên Bái năm 2018 trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia.

YBĐT - Tối 24/5, tại Nhà văn hóa huyện Yên Bình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động tỉnh Yên Bái lần thứ XIII, năm 2018. 

Phụ nữ phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ tìm hiểu kiến thức pháp luật.

YBĐT - Thị xã Nghĩa Lộ đã có 2/7 xã, phường đạt tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật và tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; 101/101 bản hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố được UBND thị xã phê duyệt.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được nghiên cứu theo hướng linh hoạt, người lao động có thể chỉ cần đóng 10 năm hoặc 15 năm, mức hưởng cũng sẽ thay đổi sao cho tương xứng với mức đóng góp...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục