Yên Bái tăng cường biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/7/2018 | 1:49:04 PM

YBĐT - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là việc hạn chế sinh con ngoài kế hoạch một cách chủ động. KHHGĐ giúp các cặp vợ chồng chọn số con sinh ra theo mong muốn, tốt nhất ở hiện tại là 2 con, nhằm có điều kiện chăm sóc con tốt nhất cũng như góp phần ổn định dân số và sự phát triển xã hội.

Cộng tác viên dân số ở thị xã Nghĩa Lộ phát tờ rơi tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Cộng tác viên dân số ở thị xã Nghĩa Lộ phát tờ rơi tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình.


KHHGĐ được thực hiện với nhiều mục đích: giữ gìn, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục; giữ gìn, bảo vệ khả năng sinh sản của thanh niên; góp phần ổn định kinh tế gia đình, ổn định quy mô dân số và sự phát triển bền vững của đất nước.

Hiện nay, mạng lưới dịch vụ KHHGĐ của tỉnh được củng cố và phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân toàn tỉnh. Các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ KHHGĐ bao gồm: Bệnh viện Sản - Nhi; khoa phụ sản của trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố; phòng khám đa khoa khu vực; trạm y tế xã, phường, thị trấn.
 
Trên địa bàn tỉnh, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn đảm bảo sự có mặt thường xuyên của bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế dân số và cộng tác viên dân số.
 
Hầu hết nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi, nhân viên y tế cơ sở được đào tạo và có kỹ năng cơ bản về cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo chuẩn quốc gia; cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số được tập huấn về kiến thức, kỹ năng và thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng.
 
Các biện pháp tránh thai hiện đại đang thực hiện gồm: đặt dụng cụ tử cung, bao cao su, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy, triệt sản. Tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại năm 2017 trên địa bàn tỉnh đạt 67,5%.
 
Theo Chi cục Dân số - KHHGĐ, cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại có sự thay đổi  theo hướng tăng sử dụng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng (bao cao su, thuốc uống tránh thai), triệt sản xu hướng giảm, đặt dụng cụ tử cung và tiêm thuốc tránh thai duy trì số người sử dụng. Yên Bái thuộc nhóm các tỉnh có tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai  khá cao, trên mức 67%.
 
Trên địa bàn tỉnh hiện có các kênh phân phối phương tiện tránh thai (PTTT) chủ yếu: kênh cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng miễn phí do các cơ sở cung cấp dịch vụ đảm nhận; kênh cung cấp dịch vụ tránh thai phi lâm sàng miễn phí (thuốc uống, bao cao su tránh thai) đưa vào cộng đồng do cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở thực hiện; kênh tiếp thị xã hội các PTTT phi lâm sàng, được thực hiện chủ yếu thông qua đội ngũ cán bộ chuyên trách, nhân viên y tế, dân số thôn, bản và cộng tác viên dân số.

Trong thực hiện phân phối PTTT của ngành y tế tỉnh hiện có những khó khăn như: nguồn PTTT miễn phí bị cắt giảm và gián đoạn cung ứng: ngừng cấp bao cao su miễn phí; tiêm thuốc tránh thai, cấy tránh thai không đáp ứng nhu cầu người sử dụng; triển khai tiếp thị xã hội và xã hội hóa PTTT còn hạn chế do thói quen sử dụng dịch vụ miễn phí của đối tượng; chưa đủ điều kiện để triển khai xã hội hóa PTTT; trang thiết bị cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng tại tuyến y tế cơ sở còn thiếu và hư hỏng nhiều, chưa có điều kiện đầu tư thay mới.

Thời gian tới, ngành y tế tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ KHHGĐ tại 81 xã đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 40/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh; cung cấp đầy đủ, kịp thời các PTTT và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện đảm bảo chất lượng cho các đối tượng.
 
Đồng thời, thúc đẩy cung ứng PTTT chuyển dần từ cấp miễn phí sang tiếp thị xã hội, xã hội hóa và thị trường thương mại; mở rộng các kênh cung ứng PTTT, tiến tới các PTTT phi lâm sàng được đối tượng chấp nhận thông qua các kênh tiếp thị xã hội, xã hội hóa hoặc thị trường thương mại; tiếp tục thực hiện tiếp thị xã hội các PTTT phù hợp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng để tránh thai và phòng, chống HIV/AIDS; thí điểm bán PTTT theo cơ chế xã hội hóa cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng để tránh thai và phòng, chống HIV/AIDS.
 
Cùng đó là nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế; tổ chức chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS tại 81 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh; tiếp tục triển khai Dự án "Tăng cường tiếp cận bền vững các dịch vụ KHHGĐ và CSSKSS chất lượng tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020” do Tổ chức Marie Stopes International tài trợ...
Hạnh Quyên

Các tin khác
Ảnh minh hoạ.

Trong sáng ngày 11/7, Bộ GD&ĐT chính thức công bố điểm thi THPT quốc gia 2018 của 63 tỉnh, thành. Ngay từ thời điểm 0h, một số sở GD đã bắt đầu "mở khóa" trang web tra cứu điểm thi. Tới lúc này, thí sinh toàn quốc đã có thể xem điểm.

Ảnh minh hoạ.

Theo kế hoạch, khoảng 9h sáng ngày 11/7, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố điểm thi THPT quốc gia 2018 của 63 tỉnh, thành. Song ngay từ thời điểm 0h, một số sở GD&ĐT đã bắt đầu "mở khóa" trang web tra cứu điểm thi. Tới lúc này, thí sinh của 40 tỉnh, thành đã có thể xem điểm.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân xã Túc Đán, Trạm Tấu.

YBĐT - Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ "Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, thời gian qua, tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Nghĩa Lộ đã tích cực triển khai đảm nhận, thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực, xung kích vì sức khỏe nhân dân.

Làm tốt công tác truyền thông nhằm tăng cường nhận thức cho người dân về công tác DS-KHHGĐ.

YBĐT - Năm 2017, tỷ suất sinh thô giảm còn 17,9%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,7%; tỷ lệ tảo hôn tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đều giảm từ 0,9% đến 1,9% so với năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục