Kỷ miệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Những tờ truyền đơn kêu gọi Tổng khởi nghĩa

  • Cập nhật: Chủ nhật, 19/8/2018 | 10:13:22 AM

Tuyên truyền, cổ vũ, kêu gọi hành động cách mạng bằng truyền đơn là một hình thức độc đáo được sử dụng khá phổ biến trong cách mạng Việt Nam. Trong cao trào tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Hà Nội, truyền đơn cách mạng xuất hiện ngày càng nhiều và đã có những đóng góp đặc sắc vào thắng lợi chung của dân tộc.

Một tờ truyền đơn kêu gọi phá kho thóc Nhật năm 1945.
Một tờ truyền đơn kêu gọi phá kho thóc Nhật năm 1945.


Ở Hà Nội, sau khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9-3-1945) trong tình thế sắp thất bại hoàn toàn trước lực lượng đồng minh chống phát-xít, những hoạt động kháng Nhật cứu nước, chuẩn bị khởi nghĩa càng trở nên mạnh mẽ. Những đội viên của Ðoàn Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu đã có nhiều quyết tâm và sáng tạo trong công tác in và rải truyền đơn, gây thanh thế cho cách mạng.

Những tờ truyền đơn ban đầu chỉ được in thạch. In bằng cách này dễ nhưng số lượng ít và hình thức xấu. 

Sau này truyền đơn được in li-tô (in trên đá). Truyền đơn được in bằng "công nghệ" in li-tô đẹp hơn và có năng suất cao hơn nhiều nhưng anh em "thợ in" cũng rất vất vả. Phải bí mật mua đá in (loại đá mềm, thấm mực) và mực in từ các cơ sở nhà in; phải thực hiện nhiều công đoạn in khá phức tạp. 

Khi in phải mài cho tấm đá thật phẳng rồi viết chữ ngược lên tấm đá, xoa nhiều lượt chanh lên đá để axit xitric trong chanh ăn mòn nhiều hơn những chỗ không có nét mực, những chỗ có nét mực sẽ "nổi" lên trên mặt đá. 

Rửa lại tấm đá đó bằng nước đường để khi xoa mực in lên thì những chỗ có nét mực viết sẽ thấm mực in nhiều hơn, những chỗ không có nét chữ sẽ không thấm mực in. Ðặt giấy in lên tấm đá, nội dung in thấm mực sẽ in ngược lại tờ giấy, lúc đó mới có tờ truyền đơn hoặc tài liệu cách mạng. 

"Nhà in" cũng phải bí mật tuyệt đối, anh em "thợ in" được chủ nhà bí mật nuôi giấu trong một gian buồng, không được đi ra ngoài vào ban ngày để tránh mật thám. Có "nhà in" nằm giữa đồng không mông quạnh, không tiếp tế kịp thực phẩm. 

Hàng tuần liền anh em chỉ được ăn cơm với cá khô. Các "xưởng in" truyền đơn cũng phải thay đổi qua nhiều địa điểm để giữ an toàn, bí mật. Lúc phong trào chưa mạnh, các cơ sở in đặt ở các làng ngoại thành. 

Gần đến ngày khởi nghĩa, Ðoàn Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu đã có cơ sở cách mạng ở Nhà in Giang Tả (một nhà in tư nhân) trên phố Mai Hắc Ðế ngày nay, táo bạo in truyền đơn ban đêm bằng máy in, dùng luôn giấy in còn dư sau khi in cuốn từ điển Nhật - Việt theo hợp đồng vào ban ngày. 

Hiến binh Nhật đã phát hiện việc này nhưng anh em đã mưu trí bảo vệ được nhà in. Những tờ truyền đơn tiếp tục được in và rải ở nhiều nơi trong Hà Nội.

Đồng chí Lê Ðức Vân, người trực tiếp phụ trách phong trào cách mạng của thanh niên Hà Nội thời đó, kể lại: Hầu như anh em nào trong Ðoàn Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu cũng tham gia hoạt động rải truyền đơn vì đây được coi như những hành động đầu tiên thử thách lòng dũng cảm và mưu trí của đội viên trước khi được giao những nhiệm vụ khác khó khăn hơn. 

Anh em (phần lớn là thanh niên học sinh) đã sáng tạo ra nhiều cách rải truyền đơn khiến kẻ địch bất ngờ, không kịp đối phó. Các cuộc diễn thuyết tuyên truyền trên tàu điện tuyến Hà Nội - Hà Ðông, diễn thuyết tại rạp Quảng Lạc (trên phố Tạ Hiện) được tổ chức rất bài bản. 

Có tổ diễn thuyết, có tổ bảo vệ, có tổ phụ trách việc rải truyền đơn. Diễn thuyết xong là truyền đơn được tung ra, anh em đội viên lợi dụng lúc lộn xộn để rút lui an toàn. Truyền đơn còn được bí mật để sẵn trên nóc ô-tô. Khi xe chạy là truyền đơn bay khắp phố. Truyền đơn được cài vào ngăn bàn ở các trường học...

Ðến tháng 8-1945, nội dung các tờ truyền đơn tập trung cổ động cho Mặt trận Việt Minh, sửa soạn vũ trang, chờ thời cơ khởi nghĩa... Những tờ truyền đơn dù mỏng manh, nhỏ bé nhưng có sức lôi cuốn, hiệu triệu mạnh mẽ toàn dân cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 nên từ ngày 16/8-17/8 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, một số nơi lớn hơn như Km46 (Sơn La) 308 mm, Bản Chiềng (Hòa Bình) 335mm, Mường Lát (Thanh Hóa) 219mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 223mm, Lạng Sơn 217mm, Quỳnh Lưu (Nghệ An) 250mm, Quỳ Hợp (Nghệ An) 276mm, Nghĩa Khánh (Nghệ An) 234mm,…

Ảnh minh họa

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc tân dược thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

YBĐT – Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4, trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã có mưa lớn xảy ra trên diện rộng, nước ở các sông, suối dâng cao và có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để ứng phó với hoàn lưu cơn bão số 4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiêm cứu nạn huyện Văn Yên đã có Công điện khẩn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn để chủ động ứng phó với mưa lũ. Phóng viên báo Yên Bái điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quang Hải – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên về công tác chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 4.

Một điểm sạt lở đất trên tuyến tỉnh lộ 174 Trạm Tấu đi Nghĩa Lộ.

YBĐT - Do hoàn lưu cơn bão số 4, từ đêm ngày 16 đến ngày 17/8/2018, trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã có mưa lớn. Đến 15h ngày 17/8/2018, tuyến tỉnh lộ 174 Trạm Tấu đi Nghĩa Lộ sạt lở 3 điểm tại Km 27, Km21+200, Km23 gây ách tắc giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục