Bánh Trung thu handmade: Đủ loại “thượng vàng hạ cám”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/9/2018 | 8:34:01 AM

YênBái - Tết Trung thu năm nay, những chiếc bánh Trung thu handmade được nhiều người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thay vì bánh truyền thống, có tên tuổi.

Bánh Trung thu handmade đang được nhiều người ưu tiện chọn mua
Bánh Trung thu handmade đang được nhiều người ưu tiện chọn mua


Còn gần 3 tuần nữa là tới Tết Trung thu, thị trường bánh Trung thu hiện rất sôi động với hàng loạt các sản phẩm từ bình dân tới cao cấp được các công ty sản xuất bánh trung thu tung ra. Bên cạnh việc tìm mua bánh Trung thu có thương hiệu trên thị trường, trào lưu bánh Trung thu handmade đang rất phổ biến và ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ. Nhiều người đã tự tìm tòi, học hỏi cách làm bánh và kinh doanh mặt hàng này. Đặc biệt, năm nay, trào lưu bán bánh Trung thu handmade dường như còn sôi động hơn rất nhiều.

Đa dạng chủng loại, bắt mắt kiểu dáng 

Để thu hút khách hàng, các chủ hàng bánh Trung thu handmade thường cất công tìm tòi nhiều công thức mới lạ, liên tục thay đổi mẫu mã, sáng tạo trong cách làm. Ngoài các loại bánh Trung thu với khuôn hoa văn truyền thống như hình tròn, hình vuông, nhiều người còn sáng tạo thêm các loại hình độc đáo như bánh mô phỏng 12 con giáp, bánh hình con lợn, gấu, cá… 

Nhân bánh và vỏ bánh cũng rất phong phú. Bên cạnh những sản phẩm bánh nhân truyền thống như thập cẩm, đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, khoai môn... bánh Trung thu handmade còn có các loại vỏ bánh mới lạ như: vỏ bánh có thành phần từ tinh than tre, trà xanh, vỏ bánh được tạo màu từ nước cốt các loại củ quả (chanh leo, củ dền, lá dứa…). Ngoài ra, còn có nhiều dòng sản phẩm mới như: bánh Trung thu rau câu ngũ sắc, rung thu lạnh, Trung thu ngàn lớp, bánh Trung thu nhân chảy…

Có kinh nghiệm làm các loại bánh nhiều năm, đặc biệt là bánh Trung thu, mỗi dịp Trung thu đến, chị Vũ Minh Nguyệt (ở Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội) lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu từ khá sớm. Những nguyên liệu đặc trưng làm bánh Trung thu như: nước đường bánh nướng, nước đường làm bánh dẻo, nhân bánh… luôn do chị lựa chọn nguyên liệu và tự làm để cho ra những chiếc bánh ngon và đảm bảo an toàn.

"Để nấu nước đường làm bánh nướng, thường mình phải nấu trước 3-4 tháng để nước đường ngấu và lên màu đẹp. Nước tro để làm bánh nướng mình phải đặt ở quê là nước tro từ gỗ, củi chứ không phải nước tro công nghiệp bán sẵn trên thị trường. Nhân bánh mình cũng tự tay sên nên rất kỳ công nên số lượng bánh làm được mỗi ngày cũng không nhiều”, chị Nguyệt cho hay.

Còn chị Nguyễn Thu Trang (ở Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chuyên làm bánh bán online cho biết, mùa Trung thu năm nay, các loại bánh có trọng lượng nhỏ tầm 75-83gram, bánh hình 3D in hoa nổi với các loại nhân mới như: như phomai, custard, tiramisu, nhân hoa quả tươi, tinh than tre… đang rất được ưa chuộng nên chị chủ yếu làm các loại bánh này.

"Thường mình làm theo đơn đặt hàng từ trước, vì bánh này làm thủ công nên cũng không làm được nhiều. Hiện mình đã nhận kín đơn trong 5 ngày từ ngày 10-15 tháng 8 Âm lịch”, chị Trang nói.

Theo khảo sát của phóng viên, bánh Trung thu handmade hiện rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc cho tới giá cả. Mỗi chiếc bánh có trọng lượng 100 gram, có giá từ 15.000 - 50.000 đồng/chiếc, bánh có trọng lượng 150-200 gram có giá dao động từ 25.000 - 80.000 đồng/chiếc tùy loại nhân và người bán.

Đáng chú ý là bên cạnh các shop online bán bánh Trung thu handmade phải đặt trước, cũng có nhiều shop luôn trong tình trạng sẵn hàng, khách muốn mua cả vài trăm chiếc cũng có thể giao hàng ngay.

Đủ lời quảng cáo "có cánh”

Sở dĩ khách hàng yêu thích bánh Trung thu handmade vì theo quảng cáo, loại bánh được làm thủ công, số lượng có hạn nên đảm bảo hơn bánh làm theo kiểu công nghiệp.

Bên cạnh đó, để người mua yên tâm hơn, người bán luôn nhấn mạnh về độ an toàn của sản phẩm tự mình làm ra như: bánh làm đến đâu bán hết tới đó nên luôn tươi ngon, bánh làm từ nguyên liệu sạch, không chứa chất bảo quản, không có chất phụ gia, phẩm màu, hóa chất độc hại…

Đặc biệt, mùa Trung thu năm nay, còn có sự xuất hiện của những chiếc bánh Trung thu dát vàng và các loại nhân bánh "sang chảnh” như: nhụy nghệ tây, vi cá, yến sào, bào ngư… với quảng cáo có nhiều tác dụng như: bổ dưỡng cho cơ thể, làm đẹp, tốt cho tim mạch và huyết áp, trẻ hóa làn da, chống lão hóa… Những loại bánh này được rao bán với giá lên tới 200.000-230.000 đồng/chiếc 150 gram và thường được bán theo hộp khá sang trọng với giá 800.000 – 900.000 đồng/hộp 4 chiếc.

Chị Phan Nhật Anh (ở Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, mấy năm gần đây, chị luôn chọn mua bánh Trung thu handmade để ăn và mang biếu bố mẹ hai bên.

"Bánh Trung thu tự làm ăn thường không bị quá ngọt và ngấy như bánh Trung thu mua ngoài hàng. Năm nay, có rất nhiều người bán với đủ loại bánh, mẫu mã cũng đẹp hơn so với mọi năm. Tôi thường mua ở những nơi quen biết cho yên tâm chứ cũng không dám mua lung tung vì cùng là bánh tự làm nhưng có nơi bán rất rẻ, chỉ 15.000 – 20.000 đồng/chiếc, cũng có chỗ bán 70.000-80.000 đồng/chiếc cùng loại nhân, cùng trọng lượng. Mua bánh tự làm chủ yếu tin tưởng người bán là chính”, chị Nhật Anh cho biết.

Dù còn ba tuần nữa mới tới Tết Trung thu nhưng bánh Trung thu handmade đã được rao bán tràn ngập trên khắp các diễn đàn, trang mạng xã hội với đủ loại "thượng vàng hạ cám”. Trong khi các công ty có nhãn hiệu lớn phải chi khá nhiều cho việc quảng bá sản phẩm và đầu tư quầy hàng bán sản phẩm trên các tuyến phố, thì bánh Trung thu handmade lại có con đường quảng bá sản phẩm rất đơn giản, thông qua... niềm tin. Không tốn chi phí thuê cửa hàng, quảng cáo, dịch vụ kinh doanh bánh Trung thu handmade qua mạng ngày càng thu hút nhiều người tham gia bán, mua tạo nên một thị trường sôi động từng ngày./.

(Theo VOV)

Các tin khác
ảnh minh hoạ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Các diễn viên, á hậu bị bắt trong chuyên án.

Công khai danh tính người mua dâm thay vì người bán dâm sẽ là cách hữu hiệu để hạn chế những đường dây mua bán dâm hàng chục nghìn USD?

Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra hàng hóa tại chợ Mậu A huyện Văn Yên.

YBĐT - Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua, Yên Bái đã triển khai tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Từ chỗ có gần 80% người tiêu dùng ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài, đến nay, con số này đã giảm xuống còn khoảng 40%. 

Những năm qua, nhiều nông dân Yên Bái được đào tạo nghề xây dựng  đã có việc làm, và thu nhập ổn định.

YBĐT - Trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2017 của tỉnh Yên Bái, chỉ số về đào tạo lao động đã tăng 0,90 điểm. Các doanh nghiệp được khảo sát đều đánh giá tích cực ở các chỉ tiêu về dịch vụ đào tạo lao động, tay nghề lao động cũng như tỷ lệ lao động đã qua đào tạo; chi phí đào tạo lại lao động cũng giảm đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục