Trường Trung cấp Nghề Lục Yên dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/11/2018 | 1:44:30 PM

YBĐT - Hiện nay, Trường Trung cấp Nghề  (TTCN) huyện Lục Yên đang đào tạo 19 nghề phi nông nghiệp và nông nghiệp. 

Hợp tác xã May mặc xuất khẩu Lục Yên hoạt động đầu năm 2018, tạo việc làm cho 70 công nhân, với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng.
Hợp tác xã May mặc xuất khẩu Lục Yên hoạt động đầu năm 2018, tạo việc làm cho 70 công nhân, với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng.


Để đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), hàng năm, Trường đã phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách và tư vấn học nghề cho LĐNT; phối hợp với các doanh nghiệp uy tín có nhu cầu tuyển dụng lao động, tổ chức phát tờ rơi và thông báo mở các lớp dạy nghề tại địa phương để NLĐ hiểu được quyền và nghĩa vụ khi tham gia học nghề, nắm bắt được cơ hội tìm việc làm. 

Hiện nay, Trường đang đào tạo 19 nghề, trong đó, nghề phi nông nghiệp có 9 nghề: may công nghiệp, kỹ thuật gò hàn, sửa chữa máy nông cụ, chạm khắc đá, điện công nghiệp... 

Nghề nông nghiệp 10 nghề: kỹ thuật trồng ngô, trồng nấm, nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi thú y, chăn nuôi lợn, quản lý và phát triển trang trại, sản xuất rau an toàn… 

Năm 2017, Trường đã mở 8 lớp đào tạo nghề cho 240 học viên và 10 tháng năm 2018 mở 15 lớp cho 450 học viên. 

Các đối tượng học nghề đa phần thuộc nhóm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi như: người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người bị thu hồi đất canh tác, người tàn tật và nhóm 2 thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và LĐNT khác. 

Số lao động sau khi học nghề đối với nghề nông nghiệp 100% có việc làm, thu nhập ổn định; nghề phi nông nghiệp có trên 80% là tìm được việc làm sau khi học nghề với mức thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người/tháng. 

Ông Nông Ngọc Ánh - Hiệu trưởng TTCN Lục Yên cho biết: theo khảo sát nhu cầu về học nghề của LĐNT, hàng năm, trên địa bàn có gần 2.000 người là LĐNT thiếu việc làm; trong đó, lĩnh vực nông nghiệp 85%, nghề phi nông nghiệp 15%. 

Với nhiệm vụ tuyển sinh và đào tạo nghề, hàng năm, Trường đều hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh những thuận lợi, Trường cũng gặp phải không ít khó khăn: cần được đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà nội trú, nhà đa năng và các trang thiết bị giảng dạy để mở rộng quy mô tuyển sinh đào tạo; thiếu giáo viên cơ hữu dạy các nghề như xây dựng, may thời trang, hàn, điện… để đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy nghề hiện nay.

Để tăng cường dạy nghề và giải quyết việc làm cho NLĐ, Trường đã xây dựng nhiều mô hình dạy nghề tại các xã, nơi có đông người có nhu cầu học nghề như mở lớp chăn nuôi thú y, khuyến nông, khuyến lâm, sản xuất rau an toàn… phù hợp với nhu cầu học nghề của từng địa phương. 

Hàng năm, Trường còn đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên bằng việc tăng cường dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ, giáo án, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường thời lượng thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đúng quy chế để nâng cao chất lượng đào tạo giúp học viên vững tay nghề, có đạo đức nghề nghiệp, có kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp.

Thời gian tới, TTCN Lục Yên tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền cơ sở điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm; xác định nghề đào tạo phù hợp với từng địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức xã hội về công tác học nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho LĐNT.

 Thạch Phong

Các tin khác

YBĐT - Mô hình HĐTE đã và đang từng bước khẳng định vai trò là cầu nối giúp các cấp lãnh đạo tỉnh, các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực trẻ em nắm bắt tình hình, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ.

Ảnh minh họa.

YBĐT - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Công văn số 2577 gửi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Yên Bái; các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan báo chí địa phương về việc tăng cường thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo Nghị định số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Kỳ thi THPT quốc gia 2019, bài thi trắc nghiệm sẽ có phách điện tử.

Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ điều chỉnh kỹ thuật trong khâu chấm thi. Theo đó, đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh để cán bộ xử lý bài thi không thể biết được mối liên hệ giữa thông tin cá nhân thí sinh với nội dung trả lời trắc nghiệm.

Gió mùa đông bắc gây mưa rào và dông, trời trở lạnh.

Sáng nay 8/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc Bắc Bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục