Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đổi mới dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/1/2019 | 8:22:50 AM

YênBái - Từ năm học 2016-2017, Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái chính thức đưa chương trình và tài liệu học tập tiếng Việt cơ sở do giáo viên trong Trường biên soạn áp dụng vào giảng dạy môn tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào.

Giờ học tiếng Việt của lưu học sinh Lào tại Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái.
Giờ học tiếng Việt của lưu học sinh Lào tại Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái.

Sau 2 năm học áp dụng, có thể khẳng định, đây là một chương trình và tài liệu phù hợp, khả thi, khoa học, chú trọng rèn luyện, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh nước ngoài. 

Từ lâu, dạy và học tiếng Việt cho LHS Lào là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trường, là hành trang quan trọng trước khi các em học chuyên ngành tại các trường khác. Tuy nhiên, việc giảng dạy tiếng Việt cho LHS Lào hoàn toàn bằng kinh nghiệm dạy học tiếng Việt cho người Việt. 

Chương trình cũ bố trí 860 tiết học, lượng thời gian này không đủ đáp ứng mục tiêu người học có thể sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày; đọc, viết được các bài luận ngắn bằng tiếng Việt và nghe được các giờ giảng của bậc học trên phổ thông tại Việt Nam. 

Cấu trúc chương trình cũ chia làm 4 phần tách biệt: ngữ âm, hội thoại, ngữ pháp cơ bản và hướng dẫn sử dụng một số văn bản. Chương trình này phù hợp với đối tượng cần nghiên cứu ngôn ngữ nhằm dạy tiếng Việt, không phù hợp với đối tượng sử dụng tiếng Việt cho học tập và giao tiếp. 

Ngoài ra, chương trình cũ còn nặng về cung cấp kiến thức, chưa chú trọng phát triển năng lực ngôn ngữ như: đọc, nghe, nói, viết, giải quyết những nhiệm vụ học tập và cuộc sống, nội dung các bài khóa nặng về chính trị, nhiều bài dài, chưa phong phú về chủ đề... 

Với các yếu tố chương trình, nội dung bài học, tài liệu, phương pháp giảng dạy dẫn đến thực trạng - học sinh thu nhận kiến thức không được hệ thống hoặc không thể ứng dụng vì quá khó hiểu và mang tính học thuật cao, vì vậy, chất lượng đào tạo còn thấp.

Xuất phát từ thực trạng ấy, Trường đã biên soạn tài liệu học tập tiếng Việt cơ sở dành cho LHS Lào. Cùng với đó, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai - Khoa Xã hội và Phó Hiệu trưởng nhà trường Đỗ Thị Thanh Thủy đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho LHS Lào - giải quyết vấn đề khó khăn trong tìm kiếm một tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách dạy và học tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ. 

Các giải pháp đã chỉ rõ sự khác biệt cơ bản, cốt lõi giữa dạy học tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ và tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ, từ đó hình thành con đường dạy học cụ thể, khoa học. 

Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai chia sẻ: "Về bản chất, 5 giải pháp ấy đã xác định được các yêu cầu về phẩm chất và tri thức cần có của người giáo viên; đưa ra phương pháp dạy học phù hợp và chỉ dẫn các thao tác kỹ thuật dạy học từng nội dung; cung cấp cho giáo viên hệ thống các từ ngữ tiếng Việt đã phiên âm sang tiếng Lào, giúp họ thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, cấu trúc chương trình mới tích hợp các kiến thức từ phần âm, chữ cái, phần từ vựng đến phần hội thoại, phần ngữ pháp, phần bài đọc, phần luyện tập, giảm lý thuyết, tăng thực hành ngôn ngữ, chú trọng hình thành năng lực tự học của học sinh".

Với những nỗ lực đó, kết quả học tập của học sinh đã có những tiến bộ vượt bậc, giờ học thoải mái, năng động. Bạn Souksavanchanh Som Vang - lớp tiếng Việt 18 chia sẻ: "Với chương trình học như hiện nay, chúng em được làm việc nhiều hơn, giờ học sôi nổi, hào hứng chứ không cảm thấy nặng nề. Các kỹ năng nghe, đọc, viết đều được quan tâm rèn luyện, các bài tập chú ý đến các hạn chế, các lỗi mà người Lào thường mắc khi học và sử dụng tiếng Việt". 

Bởi vậy, nếu như từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015-2016, số học sinh xuất sắc, giỏi chỉ từ 1-5 em, tỷ lệ học sinh khá đạt khoảng 44%, có học sinh trung bình và yếu thì trong năm học 2016-2017, 100% học sinh đạt trung bình khá trở lên và năm học 2017-2018, số học sinh xuất sắc, giỏi, khá lần lượt là 20%, 60%, 20%. 

H.A

Tags lưu học sinh Lào Cao đẳng Sư phạm

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Yên Bái tặng quà công nhân lao động tại Chương trình “Tết sum vầy” năm 2019.

Với phương châm để "mọi đoàn viên, người lao động (NLĐ) đều có tết”, đặc biệt là những đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái những năm qua đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy”, qua đó, thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của tổ chức công đoàn, góp phần động viên đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), NLĐ sau một năm lao động vất vả.

Những người thầy thuốc đang ngày đêm miệt mài và thầm lặng cống hiến vì sức khỏe cộng đồng, họ chính là “cánh én nhỏ” mang mùa xuân và niềm hạnh phúc về với mọi gia đình.

Những ngày nghỉ tết Nguyên đán, nhà nhà, người người bận rộn với những kế hoạch du xuân, thăm hỏi, chúc tết người thân... nhưng tại các cơ sở y tế, mọi công việc vẫn diễn ra như ngày thường. Với các cán bộ y tế, tết vẫn là những ngày miệt mài với công việc.

Làng miến Giới Phiên vào vụ tết.

"Ngắm hoa Tuy Lộc, ăn miến Giới Phiên, mua đào Minh Bảo, như vậy mới là sắm tết”. Mọi người ở thành phố Yên Bái vẫn kháo nhau về những địa điểm sắm tết từ những làng xã ven đô như thế. Giá cả phải chăng, chất lượng vốn đã nức tiếng khiến ai cũng háo hức ghé thăm. Không khí đón tết tại những địa phương này cũng trở nên rạo rực, hối hả…

Mọi người đến chợ để tìm mua cho gia đình những vật dụng và thực phẩm cần thiết cho ngày Tết. Nhưng cũng có người đơn giản đi chợ chỉ để cảm nhận không khí Tết hay ngồi cùng bạn bè, người thân thưởng thức những món quà quê bình dị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục