Khách Tây ăn tết bản

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/2/2019 | 5:47:11 AM

YênBái - Buổi chiều cuối cùng của năm cũ, cặp vợ chồng người Anh ấy đã cùng chủ nhà chuẩn bị mâm cơm truyền thống để chào đón một năm mới yên vui

Vợ chồng Nathan Thomas Staddon và Jemima Louise Pollitt rất ấn tượng với tết cổ truyền trên đất Việt.
Vợ chồng Nathan Thomas Staddon và Jemima Louise Pollitt rất ấn tượng với tết cổ truyền trên đất Việt.

Cặp vợ chồng người Anh - Nathan Thomas Staddon và Jemima Louise Pollitt là giáo viên dạy tiếng Anh của một trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội. Sau khi đến Việt Nam được 2 tháng cũng là khoảng thời gian tết. Bởi vậy, họ lựa chọn đi du lịch với tiêu chí "trải nghiệm một cái tết truyền thống người Việt". 

Họ quyết định chọn Xôi Farmstay, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên làm nơi dừng chân. 29 tết, họ bắt chuyến xe cuối ngày đến với Lâm Thượng. 

Sáng hôm sau cũng tức là ngày cuối cùng của năm cũ, đôi vợ chồng này quyết định đạp xe quanh bản kết hợp với đi chợ. Chợ quê hôm ấy không đông người, song bất cứ ai, dù là một người lạ mới đến như vợ chồng Nathan cũng có thể cảm nhận được không khí chộn rộn, hối hả. 

Lần đầu chứng kiến, vợ chồng Nathan rất ấn tượng với sự chuẩn bị kỹ càng và chu đáo của người Việt cho ngày tết. Anh Nathan bày tỏ: "Nếu chúng tôi thường sử dụng những ngày tết để đi du lịch, thư giãn thì ở nước các bạn lại là thời gian mọi người trở về bên gia đình”.

Buổi chiều cuối cùng của năm cũ, cặp vợ chồng người Anh ấy đã cùng chủ nhà chuẩn bị mâm cơm truyền thống để chào đón một năm mới yên vui. Có rất nhiều món ăn mà anh chị chưa bao giờ được thưởng thức: chà cù (sườn non nấu giềng mẻ, lá chanh), măng mai nấu canh, nộm dọc mùng, xôi ngũ sắc… 

Chị Jemima rất thích món xôi ngũ sắc của người Tày Lâm Thượng. Hạt gạo dẻo thơm với 5 màu sắc khác nhau, 5 vị thơm khác nhau luôn khiến chị nhớ mãi. Chị Jemima tâm sự: "Tôi sẽ học cách nấu món ăn này để làm thử cho mọi người. Tôi sẽ nói và kể cho bạn bè nghe về cái tết Việt thân thương qua món ăn này”. 

Sau mâm cơm tất niên, cả chủ nhà và khách cùng ngồi quây quần bên bếp lửa, nướng thịt, nướng khoai và thức trắng đêm để tận hưởng khoảnh khắc chờ đón giao thừa. 

Thời khắc giao thừa đến, mọi người trong nhà bắt tay nhau, mừng tuổi và trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Nathan và Jemima rất ngạc nhiên và xúc động khi được nhận phong bao đỏ lì xì của người bản xứ. Họ cảm thấy mình như thành viên trong gia đình, ấm áp và thân thuộc.

Ngày đầu tiên của năm mới, trẻ con, người lớn – ai ai cũng rạng rỡ, dễ thương với bộ trang phục dân tộc Tày truyền thống. Rồi họ cùng chủ nhà đi chúc tết. 

Đi đến đâu, họ cũng nở nụ cười trên môi. Họ còn luôn cố gắng gửi đến người dân bản những câu "Chúc mừng năm mới” dù khả năng nói tiếng Việt chưa thật tốt. Đón những nụ cười, những lời chúc ấy là nụ cười tươi rói, thân thiện của dân bản, có người còn mời họ vào nhà uống rượu, ăn cơm. 

Những câu chúc tết nói trên, anh Nathan và Jemima đã phải mất một buổi sáng để tập luyện từ sự chỉ dạy của "cô giáo" Hoàng Thị Xới – chủ Xôi Farmstay. 

Và rồi, những ngày sau đó nữa, vợ chồng Nathan đã có những trải nghiệm thú vị cùng những trò chơi dân gian trong lễ hội đậm đà bản sắc: đẩy gậy, kéo co, ném còn... 

Hoài Anh

Tags Xôi Farmstay Lâm Thượng

Các tin khác

"Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” - gần 60 năm qua, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào tâm thức và trở thành hoạt động cụ thể của mỗi người dân Việt Nam nói chung, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng. Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam. Tết trồng cây mỗi ngày đầu xuân mới là hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ và phát triển vốn rừng, góp phần cải tạo môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo ra một nền kinh tế xanh phát triển bền vững. Tết trồng cây cho đất nước những mùa xuân xanh mãi.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 7-2 (tức mùng 3 Tết), thời tiết cả nước chủ yếu nắng ấm và tạnh ráo.

Đón xuân Kỷ Hợi, mừng Đảng quang vinh, mỗi người con đất Việt nói chung và người dân Yên Bái nói riêng luôn tự hào và tràn đầy hy vọng vào những đổi thay được tạo nên từ bàn tay, khối óc, con tim mình. Đón thời khắc giao thừa, ai cũng mong muốn được gửi gắm những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới.

Tết đến, xuân về là dịp để mỗi người, mỗi gia đình được nghỉ ngơi, sum họp và du xuân sau cả một năm bận rộn với công việc. Tuy vậy, lại có những người mỗi dịp xuân về lại là những ngày làm việc hơn cả những ngày thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục