Văn Chấn những kết quả bước đầu từ mô hình dòng họ học tập

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/4/2019 | 2:01:15 PM

YênBái - Nằm ở phía Tây của tỉnh huyện Văn Chấn có 31 đơn vị hành chính, trong đó 17 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Do địa bàn rộng, điều kiện tự nhiên và trình độ dân trí không đồng đều nên tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn cao, chiếm 22,27% số hộ và 10,42% hộ cận nghèo.

Dòng họ Sa, xã Cát Thịnh thường xuyên phối hợp với nhà trường quan tâm động viên việc học hành của con em trong họ.
Dòng họ Sa, xã Cát Thịnh thường xuyên phối hợp với nhà trường quan tâm động viên việc học hành của con em trong họ.

Xác định để đẩy nhanh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững, phải làm tốt việc nâng cao dân trí, do đó, bên cạnh đẩy mạnh phát triển giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được huyện quan tâm. Trong đó, thực hiện kế hoạch của Hội Khuyến học tỉnh, năm 2018, huyện đã triển khai xây dựng điểm về "Dòng họ học tập” và thu được những kết quả bước đầu.

Qua khảo sát, toàn huyện có 58 dòng họ được kết nối sinh hoạt động đồng hàng năm và 40 dòng họ đã thành lập được ban khuyến học dòng họ. Căn cứ vào hiệu quả hoạt động của các dòng họ, Thường trực Hội đã chỉ đạo các xã nâng cao chất lượng chung 40 dòng họ hiện có và lấy dòng họ Sa (xã Cát Thịnh) và họ Sổng (xã Suối Giàng) làm chỉ đạo điểm. 

Thực hiện xây dựng điểm về "Dòng họ học tập”, bên cạnh đẩy mạnh công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến học, trưởng dòng họ…, Hội Khuyến học huyện đã phối hợp với mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể của huyện đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung khuyến học, xây dựng mô hình học tập lồng ghép với các cuộc họp thôn, bản, tổ dân cư. 

Đồng thời, Hội phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện đẩy mạnh tuyên truyền nhất là các điểm sáng, gương sáng trong học tập, hỗ trợ, khuyến khích giáo dục; các dòng họ học tập tiêu biểu… 

Về vấn đề trên ông Hà Văn Tý - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện cho biết: "Trước khi thực hiện, nhiều địa phương, dòng họ và hội viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của khuyến học, khuyến tài, về dòng họ học tập. Tuy nhiên, sau khi triển khai mô hình điểm đã có sự chuyển biến tích cực. 

Không chỉ hiệu quả tại các dòng họ truyền thống như họ Sa (Cát Thịnh), họ Sổng (Suối Giàng), Hoàng Đình (Sơn A)… nhiều dòng họ đã phối hợp với thôn, bản bình xét danh hiệu gia đình văn hóa gắn với gia đình học tập; một số xã, thị trấn chưa có kết nối sinh hoạt dòng họ cũng đã bắt đầu tập hợp dòng họ để sinh hoạt cộng đồng, cử người phụ trách dòng họ…”.

Qua một năm triển khai, mô hình dòng họ đã có ảnh hưởng rất tích cực đến khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn. Với sự vào cuộc của các dòng họ, số hội viên khuyến học trên địa bàn năm 2018 đã tăng thêm 1.200 hội viên, nâng tổng số hội viên của huyện lên 37.260 hội viên, đạt 24% dân số. 

Trong năm, đã có 28.025 gia đình đăng ký xây dựng Gia đình học tập, qua bình xét có 21.560 gia đình đạt, chiếm 54,6% tổng số hộ gia đình. Đến nay, 100% thôn, bản trong huyện đã thành lập được chi hội khuyến học. Việc huy động quỹ khuyến học đạt cao với tổng số trên 1,5 tỷ đồng. 

Mô hình dòng họ học tập đã góp phần duy trì tỷ lệ học sinh ra lớp của các cấp học huyện Văn Chấn trong năm học này đạt gần 100%, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, duy trì học sinh chuyên cần và nâng cao chất lượng học tập và học cao hơn. 

Hơn thế, còn góp phần nâng cao kiến thức cho người dân qua đẩy mạnh tự học, nâng cao kiến thức, nhất là kiến thức khoa học kỹ thuật, thị trường để áp dụng vào sản xuất, xóa đói giảm nghèo và làm giàu, từ đó xây dựng quê hương. Từ kết quả đạt được, đánh giá năm 2018, có 31/58 dòng họ trên địa bàn huyện được công nhận Dòng họ học tập.

Kinh nghiệm rút ra từ Văn Chấn cho thấy, để có những kết quả trên, cần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân và dòng họ về lợi ích của khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, triển khai các mô hình học tập qua đẩy mạnh tuyên truyền, vận động. 

Để phong trào phát triển sâu rộng và hiệu quả, phải có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể, ngành giáo dục trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện với những giải pháp một cách cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tế… để nhân dân đồng tình ủng hộ.

Nguyễn Đình 

Tags Văn Chấn dòng họ học tập

Các tin khác
Nghề đan rọ tôm kiếm thêm thu nhập của hội viên Hội Phụ nữ xã Phan Thanh.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, Hội Phụ nữ (HPN) huyện Lục Yên luôn đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Những năm qua, Phòng Tư pháp huyện Văn Yên đã chủ động tham mưu với UBND huyện trong việc kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)…, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân.

Lực lượng công an xã giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm ANTT tại cơ sở.

Việc đưa công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh công an xã là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được ghi nhận trong Nghị quyết số 22 ngày 15/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy của Bộ Công an, tinh gọn hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Thẻ BHYT giấy sẽ được thay thế bằng thẻ BHYT điện tử.

Giảm nợ và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT), BHXH Việt Nam đang phối hợp với các bộ ngành liên quan hoàn thiện về mẫu thẻ, dữ liệu ghi trên thẻ BHYT điện tử, để đến năm 2020 đưa vào sử dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục