Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học - Đòn bẩy cho giáo dục vùng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/4/2019 | 7:44:44 AM

YênBái - Từ khi thực hiện mô hình trường học bán trú, cũng như thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện, học sinh ở Mù Cang Chải được học tập, sinh hoạt tập trung ở môi trường thuận lợi với cơ sở, điều kiện vật chất khang trang hơn... Qua đó, giúp các em tích cực hơn trong học tập, nâng cao tỷ lệ thường xuyên, chuyên cần ở các cấp học, bậc học.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải thăm thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải thăm thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải.

Là một trong những trường khó khăn và đông học sinh của huyện, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học (PTDTBT TH) Lao Chải có 2 phân hiệu ở cách nhau hàng chục ki-lô-mét, giao thông đi lại không thuận lợi. Trường có 34 lớp với trên 1.090 học sinh, trong đó 817 học sinh bán trú đều là con em đồng bào Mông, đến từ nhiều bản xa cách trung tâm 6 - 7 km trở lên đường đồi núi. 

Nhờ phát huy hiệu quả mô hình bán trú cũng như thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học nên chất lượng học tập của trường từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh hoàn thành các lớp học đạt trên 98%. Ngoài giáo dục phổ thông, các em học sinh ở bán trú còn được thầy, cô giáo hướng dẫn trồng rau xanh, chăn nuôi để cải thiện bữa ăn và rèn luyện kỹ năng sống. 

Em Giàng A Minh – học sinh lớp 5A cho biết: "Ở đây, chúng em được nhà trường, các thầy, cô giáo chăm sóc tận tình, hướng dẫn học tập. Chỗ ăn, ở, học tập được xây dựng khang trang, sạch sẽ. Chúng em rất vui và thích đi học, không còn bạn nào bỏ học nữa”. 

Theo bà Phạm Thị Minh Hằng - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải, sự thay đổi lớn nhất và rõ nhất trong công tác giáo dục của huyện sau thực hiện mô hình trường học bán trú, cũng như Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học là học sinh được đưa về học tập trung, giáo viên và phụ huynh đỡ vất vả hơn, giảm học sinh bỏ học, nhất là học sinh nữ. Tỷ lệ học sinh chuyên cần được nâng lên. Chất lượng giáo dục toàn diện được cải thiện rõ rệt. 

Hiện nay, toàn huyện có 37 trường, gồm: 15 trường mầm non, 7 trường TH, 7 trường trung học cơ sở (THCS) và 8 trường TH và THCS, trong đó có 20 trường PTDTBT. So với trước khi thực hiện Đề án, huyện tăng 2 trường mầm non, 2 trường TH và THCS, giảm 2 trường TH, 2 trường THCS; giảm 83 điểm trường lẻ. 

Năm học 2018 - 2019, huyện có 570 nhóm, lớp với trên 18.750 học sinh, trong đó có 9.275 học sinh bán trú, tăng 3.870 học sinh, chủ yếu là học sinh bán trú. Về chất lượng, tỷ lệ trẻ em mầm non 100% được theo dõi biểu đồ phát triển cân nặng, chiều cao; trong đó, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 1,7%; tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành các môn học đạt 99,9%; tỷ lệ học sinh THCS đạt học lực khá, giỏi trên 26%, tăng 2,7% so với năm học trước; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường cấp tiểu học đạt 100%, cấp THCS đạt trên 95%... 

Những kết quả đó đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

A.M

Tags Mù Cang Chải Đề án giáo dục

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Sáng 17/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường (BLHĐ) với 63 điểm cầu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hàng trăm điểm cầu khác tại các quận, huyện, thị xã trên cả nước. Điểm cầu chính diễn ra tại trụ sở Bộ GD & ĐT do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì. 

Cố đô Huế.

Dự án được xây dựng trên diện tích 39,6 ha, nằm trong Khu đô thị mới An Vân Dương (thành phố Huế) với tổng kinh phí hơn 22 triệu USD.

Cán bộ Hội CTĐ huyện Lục Yên thực hành sơ cấp cứu bệnh nhân.

Lục Yên là huyện có địa bàn rộng với 23 xã và 1 thị trấn, gồm 18 dân tộc chung sống, đời sống nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.

Nhiều hộ dân ở Hán Đà trồng bưởi Diễn thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Hán Đà là xã vùng hạ huyện Yên Bình với trên 1.200 hộ gồm 5 dân tộc anh em chung sống. Những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã đã phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, nêu cao tinh thần cần cù trong lao động sản xuất, tích cực tham gia các phong trào thi đua, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục