Yên Bái chủ động phòng chống bệnh dại

  • Cập nhật: Chủ nhật, 28/4/2019 | 11:37:17 AM

YênBái - Thời tiết nắng nóng là thời điểm phát sinh nhiều loại dịch bệnh, trong đó, có bệnh dại. Vì vậy, ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần tăng cường các biện pháp phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này...

Khi bị chó, mèo nghi dại cắn, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng. Ảnh minh họa
Khi bị chó, mèo nghi dại cắn, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng. Ảnh minh họa

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở nhiều loại gia súc guốc chẵn do một loại vi rút có hướng thần kinh gây ra, khi xâm nhập vào cơ thể, vi rút nhân lên và hướng tới hệ thần kinh trung ương, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. 

Trong đó, chó nuôi là con vật chủ yếu mang mầm bệnh có thể lây truyền sang người với tỷ lệ tử vong cao. Trên địa bàn tỉnh, hàng năm vẫn xuất hiện các trường hợp tử vong vì bệnh dại. 

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ năm 2014 - 2018, toàn tỉnh có 23.270 ca phơi nhiễm dại được tiêm phòng, trong đó, có 9 ca tử vong. Tính đến 15/4/2019, trên địa bàn tỉnh có 1.677 ca phơi nhiễm bệnh dại, trong đó, có 1 trường hợp bị tử vong do bệnh dại. 

Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Ch. 51 tuổi, cư trú tại thôn Đồng Đầm, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình. Nguyên nhân dẫn đến tử vong đều do người bệnh chủ quan, không đi tiêm phòng khi bị chó cắn, đến khi phát bệnh người nhà đưa đến cơ sở y tế thì đã quá muộn. 

Để chủ động phòng chống bệnh dại, thời gian qua, ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp trong đó đã tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết nghi bệnh dại để nhân dân không hoang mang, chủ quan và có đủ kiến thức để tự bảo vệ bản thân và gia đình; tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh dại trên người và chỉ đạo các đơn vị liên quan trong toàn ngành triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh dại trên người. 

Rà soát các điểm tiêm vắc - xin dại, đảm bảo cung ứng vắc - xin phòng dại để tiêm cho người dân khi có nhu cầu. Giám sát tất cả các trường hợp người bị nhiễm vi rút bệnh dại đến khám và điều trị tại điểm tiêm vắc - xin, thống kê theo dõi đầy đủ các thông tin về tiêm vắc - xin và huyết thanh kháng dại. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13 điểm tiêm phòng dại tại 9 huyện, thị, thành phố và cung cấp đủ số vắc - xin, huyết thanh kháng dại đáp ứng yêu cầu điều trị dự phòng cho người dân. Biện pháp cần thiết và hiệu quả nhất để phòng chống, chống bệnh dại lây truyền từ động vật sang người là tiêm phòng vắc - xin dại cho đàn chó nuôi của mỗi gia đình. 

Tuy nhiên, công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn do một bộ phận người chưa nhận thức được mối nguy hại của bệnh nên không tự giác tiêm phòng vắc -xin dại cho đàn chó, mèo. Bên cạnh đó, tập quán nuôi chó thả rông vẫn phổ biến ở các địa phương, khiến việc tổ chức tiêm phòng gặp nhiều khó khăn. 

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, năm 2019, toàn tỉnh sẽ tiêm trên 80.000 liều vắc - xin dại chó, trong đó, 46.400 liều vắc - xin dại chó cho các thôn xã đặc biệt khó khăn và vùng 30a, 33.600 liều vắc - xin dại chó người dân phải chi trả tiền vắc - xin và tiền công tiêm phòng. 

Hiện, Chi cục đã cung ứng trên 5.000 liều vắc - xin dại cho đến các địa phương và phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm phòng dại cho đàn vật nuôi. 

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Do đó, để chủ động phòng chống bệnh dại trong thời gian tới, ngành y tế, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành và ý thức của người dân về phòng, chống bệnh dại; tăng cường kiểm soát, quản lý đàn chó mèo ở địa phương. 

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh; tuy nhiên, có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc - xin và huyết thanh kháng dại. Do đó, tiêm vắc - xin phòng bệnh dại kịp thời cho người bị chó nghi dại cắn là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại ở người. 

Chính vì vậy người dân không nên chủ quan khi bị chó cắn, nhất là chó nghi dại cắn cần rửa vết thương bằng nước sạch, nước xà phòng, cồn iốt, cồn y tế; cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời.

Văn Thông

Tags Yên Bái bệnh dại chó cắn phòng dại

Các tin khác
Cán bộ Phòng Dân số huyện tuyên truyền nhóm nhỏ cho người dân tại bản Tà Sung, xã Chế tạo.

Năm 2018 tỷ suất sinh thô là 21,3%; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại thấp, đạt 66%; toàn huyện còn tới 123/452 cặp kết hôn vi phạm tảo hôn, chiếm tỷ lệ 27,2%...

Đoàn viên thanh niên xã Đại Sơn tham gia vệ sinh đường làng tạo cảnh quan sạch đẹp.

Đoàn thanh niên xã Đại Sơn, huyện Văn Yên có 245 đoàn viên, sinh hoạt tại 7 chi đoàn.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng (Trưởng phòng Dự báo khí hậu - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia), do tác động của ElNino, nền nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè năm nay có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ khoảng 0,5-1 độ C, trong các đợt nắng nóng cũng nhiều khả năng đạt mức cao, có thể lên tới 39-42 độ C.

Ảnh minh họa.

Hôm qua (27/4), ngay trong ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ, do lượng khách quá đông, ngành đường sắt đã phải lập thêm tàu, bổ sung ghế phụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục