Ngành giáo dục Mù Cang Chải: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/5/2019 | 11:19:33 AM

YênBái - Cô Hoàng Thị Ngân - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nhiều hoạt động ngoài giờ như làm chợ phiên mỗi tuần một lần, xây dựng các góc thư viện tại mỗi lớp học và ngoài trời... được nhà trường tổ chức nhằm tạo môi trường tiếng Việt cho học sinh thực hành, trải nghiệm".

Giờ học tiếng Việt của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Cu Nha.
Giờ học tiếng Việt của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Cu Nha.

Là một trong những trường được chọn làm điểm thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Cao Phạ, xã Cao Phạ đã tích cực thực hiện việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh thông qua nhiều hoạt động.

Cô Hoàng Thị Ngân - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Với lớp 1, nhà trường tổ chức các lớp làm quen với tiếng Việt cho học sinh trước khi bước vào năm học mới. Ngoài việc nâng cao chất lượng môn học tiếng Việt, nhất là khối lớp 1 thì nhà trường còn tích cực thực hiện việc tích hợp dạy học tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục ở tất cả các khối lớp. Nhiều hoạt động ngoài giờ như làm chợ phiên mỗi tuần một lần, xây dựng các góc thư viện tại mỗi lớp học và ngoài trời... được nhà trường tổ chức nhằm tạo môi trường tiếng Việt cho học sinh thực hành, trải nghiệm”.

Để Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 được triển khai hiệu quả, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện đã chỉ đạo làm điểm tại 8 trường trên địa bàn, gồm 4 trường mầm non, 4 trường tiểu học. 

Ở cấp mầm non, thời lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ được linh hoạt trên cơ sở thực tế trẻ của lớp và khung chương trình, kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ của nhà trường. 

Việc thực hiện tăng cường tiếng Việt được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, lồng gắn vào hoạt động trong ngày của trẻ. Kết thúc học kì I năm học 2018 - 2019, 90% trẻ em 5 tuổi có thể nghe, hiểu và trả lời bằng tiếng Việt, trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin, được chuẩn bị tốt các nội dung giáo dục theo độ tuổi, tạo tâm thế cho trẻ tiếp tục tham gia học và chuẩn bị vào lớp 1. 

Ở cấp tiểu học, các trường thực hiện việc tích hợp dạy học tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục ở tất cả các khối lớp học; tăng cường thực hành tiếng Việt qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm... Các cuộc giao lưu tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số từ cấp trường đến cấp huyện được tổ chức, tạo thêm môi trường rèn luyện, trải nghiệm tiếng Việt cho các em. 

Môi trường tiếng Việt tại các nhà trường ở cả mầm non và tiểu học từng bước được quan tâm xây dựng thông qua các góc thư viện trong lớp học, ngoài sân trường hay các góc dân gian, góc tuyên truyền, góc vận động.... Các góc hoạt động, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đều được dán nhãn bằng tiếng Việt; bày trí hấp dẫn, thu hút học sinh. 

Năm 2018, các trường mầm non, tiểu học bổ sung được trên 20.200 đầu sách, truyện, 45 lớp có thiết bị nghe, nhìn hiện đại giúp tăng cường tiếng Việt. Một sáng tạo ở nhiều trường trên địa bàn đó là việc sưu tầm bài hát, câu chuyện, trò chơi truyền thống của người địa phương, biên tập thành tuyển tập thơ, truyện, trò chơi, câu đố để trang bị thêm tài liệu giảng dạy cho giáo viên. 

Đặc biệt, các trường mầm non, tiểu học đã chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng xây dựng được 155 cuốn sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc để giúp giáo viên có tài liệu tiếng mẹ đẻ của trẻ, hỗ trợ trong giảng dạy. 

Phó trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phạm Thị Minh Hằng đánh giá: "Qua 2 năm triển khai Đề án, môi trường tăng cường tiếng Việt trong và ngoài lớp học được cải tạo và làm mới phù hợp điều kiện thực tế của từng đơn vị để học sinh rèn kỹ năng tiếng Việt, học tập, trải nghiệm và sáng tạo. Học sinh dân tộc thiểu số nói được tiếng Việt nhiều hơn, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, tạo tiền đề học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn”.
H.Q

Tags tiếng Việt học sinh Cao Phạ thiểu số dân tộc

Các tin khác
Ảnh minh họa. (Nguồn internet)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa chính thức bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD). Theo WHO, nghiện game là một bệnh về tâm thần.

Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 30/5, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với hội tụ gió đang suy yếu dần, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.

Ngày 29-5, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến có Công văn số 2954/BYT-KCB phúc đáp Công văn số 5051/UBND-KGVX của UBND thành phố Hà Nội về việc khuyến cáo tác hại của khí N2O và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh, lưu hành khí N2O.

Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh phát tờ rơi tuyên truyền về thị trường lao động cho học sinh tham dự Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh, giáo dục nghề nghiệp năm 2019 do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức trung tuần tháng 5 vừa qua.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, toàn tỉnh có 56,8% thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp; số thí sinh vừa thi tốt nghiệp vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng chỉ chiếm 39,1%. Nghĩa là, nhiều thí sinh đã có hướng rẽ khác sau khi tốt nghiệp THPT, không nhất thiết phải vào đại học, cao đẳng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục