Hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Nét đẹp truyền thống văn hóa ứng xử trong gia đình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/6/2019 | 8:08:34 AM

YênBái - Có thể nói, văn hóa ứng xử trong gia đình là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, ở đó con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng thủy chung, anh em đoàn kết, thuận hòa... Nhiều gia đình luôn biết cách tạo dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp đó.

Gia đình cụ Đinh Văn Súy - xã Quy Mông, huyện Trấn Yên luôn giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp, con cháu hiếu thuận, đoàn kết cùng phát triển.
Gia đình cụ Đinh Văn Súy - xã Quy Mông, huyện Trấn Yên luôn giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp, con cháu hiếu thuận, đoàn kết cùng phát triển.

Gia đình cụ Đinh Văn Súy 89 tuổi và cụ Hà Thị Y 87 tuổi, ở thôn Hợp Thành, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên có bốn thế hệ cùng chung sống. Ở tuổi xưa nay hiếm, các cụ là những "cây cao, bóng cả” chỉ bảo, răn dạy con cháu những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống hay gặp khó khăn gì, con cháu lại hỏi ý kiến các cụ. 

Mặc dù nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, song các thành viên trong gia đình cụ Suý luôn hòa thuận, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, gia đình nhiều năm liền đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. 

Cụ Đinh Văn Súy cho biết: "Tôi vẫn thường bảo con cháu, trong cuộc sống đạo đức lúc nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Trong gia đình thì "dưới nhìn lên, trên nhìn xuống”, con cháu phải biết hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em như chân với tay. Con cái sinh ra phải răn dạy từ nhỏ, cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Anh em bảo ban nhau làm ăn, không được ghen ghét, đố kỵ, có như thế gia đình mới được êm ấm, thuận hòa”. 

Còn gia đình anh Nguyễn Văn Quang ở tổ 3, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái là hình mẫu đại diện cho thế hệ gia đình trẻ, hiện đại song gia đình anh Quang vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp của gia đình. Hai vợ chồng anh Quang đều công tác trong ngành y tế, công việc bận rộn, nhưng họ luôn quan tâm, vun đắp, gìn giữ hạnh phúc gia đình cùng nhau chăm sóc, dạy dỗ con cái, chia sẻ công việc nhà, tôn trọng nhau. 

Anh Quang chia sẻ: "Gia đình là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người. Xây dựng gia đình hạnh phúc cũng là góp phần mang lại bình yên cho cộng đồng. Bởi thế trong cuộc sống vợ chồng tôi luôn tôn trọng, bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ và thông cảm cho nhau, biết nhường nhịn và giữ hòa khí gia đình. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ hai bên, giúp đỡ anh em họ hàng. Nhờ vậy mà không khí của gia đình tôi luôn đầy ắp tiếng cười hạnh phúc”.

Văn hóa ứng xử trong gia đình là giá trị truyền thống luôn được đề cao trong gia đình Việt, từ đó góp phần hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người giúp mỗi cá nhân, gia đình và xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình đang có sự thay đổi, bên cạnh những chiều hướng tích cực đáng mừng, thì có những thay đổi đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. 

Trong đó có những biểu hiện của tình trạng suy thoái đạo đức gia đình. Guồng quay của xã hội đang cuốn con người vào vòng xoáy của những lo toan, do đó, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. Tỷ lệ ly hôn ngày một gia tăng, đặc biệt xuất hiện ở nhiều gia đình trẻ, điều này chứng tỏ nhận thức về hạnh phúc gia đình chưa thực sự đúng đắn. 

Tình trạng bạo hành gia đình cũng gia tăng với những mức độ nguy hiểm hơn. Hay bố mẹ lơ là, buông lỏng con cái, con cái mải lo cuộc sống riêng tư mà không quan tâm, phụng dưỡng bố mẹ… Tất cả những thay đổi đó có nhiều nguyên nhân. 

Sự tác động của những yếu tố văn hóa ngoại lai đang dần ảnh hưởng đến lối sống, nhận thức của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giới trẻ. Mặt trái của nền kinh tế thị trường kéo theo lối sống buông thả, quá đề cao vật chất khiến cho con người ngày càng đánh mất giá trị đạo đức, văn hóa ứng xử truyền thống trong gia đình. Làm thế nào để khơi dậy những giá trị truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình không chỉ là nhiệm vụ của xã hội, mà còn là nhiệm vụ của mỗi con người, mỗi thành viên trong tổ ấm của mình. 

Ông Nguyễn Văn Liệu - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chia sẻ: "Để giữ gìn và xây dựng văn hóa ứng xử trong gia đình cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phát huy đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt. Tuyên truyền tầm quan trọng giữ gìn các giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, ý thức được xây dựng gia đình hạnh phúc không chỉ là việc riêng của mỗi nhà mà còn là trách nhiệm của cả xã hội”.

Ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Năm nay, Ngày Gia đình Việt Nam có chủ đề "Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình". 

Dịp này, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị, thành phố và các xã, phường, thị trấn đồng loạt tổ chức các hoạt động cho Ngày Gia đình Việt Nam. Đặc biệt, công tác truyền thông hưởng ứng được đẩy mạnh với nhiều hoạt động cụ thể như: treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích; tuyên truyền trên bảng tin cộng đồng; tổ chức chương trình nghệ thuật biểu diễn tại Trung tâm Hội nghị tỉnh vào tối ngày 28/6; tổ chức giải thể thao gia đình... 

Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh cũng tăng cường tuyên truyền luật pháp, chính sách về gia đình, như: Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… và các văn bản liên quan, nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn thể xã hội về công tác gia đình, góp phần phát triển gia đình bền vững...

Thu Hiền 

Tags Gia đình Việt Nam Yên Bái nét đẹp truyền thống văn hóa ứng xử

Các tin khác
Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Mông thôn Bu Cao, xã Suối Bu đã định canh, định cư ổn định cuộc sống.

Nằm ở phía Tây của tỉnh, Văn Chấn là nơi sinh sống của 15 vạn người, với 18 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 70%.

Có thẻ BHYT điện tử, khi đi khám, người bệnh không phải mang theo nhiều giấy tờ.

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, việc chuyển đổi sang thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử sẽ mang lại lợi ích lớn cho tất cả các bên liên quan như người tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH.

Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VI (mở rộng) nhằm đánh giá hoạt động công tác công đoàn 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Ông Giàng A Súa - Trưởng bản Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên chia sẻ về những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Trường TH&THCS Kiên Thành.

Thời gian qua, tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn huyện Trấn Yên diễn ra ngày càng phức tạp, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Theo số liệu thống kê năm 2017 có 1.237 trẻ sinh ra thì có 109 trẻ là con thứ 3 trở lên; 1 trường hợp hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) tại xã Hồng Ca; 18 trường hợp tảo hôn (trong đó Hồng Ca 13 trường hợp, Kiên Thành 3, Việt Hồng 2).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục