Yên Bái: Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ vùng cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/7/2019 | 8:05:30 AM

YênBái - Nhiều năm qua, các hoạt động thiết thực từ Câu lạc bộ Dinh dưỡng (CLBDD), Trung tâm Giáo dục và Phục hồi trẻ suy dinh dưỡng thuộc Dự án Dinh dưỡng, Chương trình phát triển vùng huyện Văn Chấn (triển khai tại 5 xã: Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thanh Lương, Suối Giàng, Suối Bu) không chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ cho các bà mẹ mà còn cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi ở xã vùng cao khó khăn.

Các thành viên Câu lạc bộ Dinh dưỡng xã Suối Bu trao đổi kiến thức chăm sóc con nhỏ.
Các thành viên Câu lạc bộ Dinh dưỡng xã Suối Bu trao đổi kiến thức chăm sóc con nhỏ.

Là một trong 5 xã thực hiện Dự án, đến nay, xã Phúc Sơn đã duy trì hoạt động của 9 CLBDD tại 9/9 thôn, bản với trên 250 thành viên; 2 trung tâm giáo dục và phục hồi trẻ suy dinh dưỡng. Đều đặn mỗi tháng, từng CLB sẽ tổ chức 2 buổi sinh hoạt nhằm cung cấp các thông tin hữu ích và thiết thực trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con, chế độ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh hay cách phòng, chống các bệnh thường gặp ở trẻ và cùng trình diễn bữa ăn kiểu mẫu. 

Tham gia CLB, cân nặng của từng trẻ được theo dõi chặt chẽ từng tháng. Với những trẻ liên tục tăng cân hay giảm cân, các nhóm trưởng trong CLB sẽ tiến hành thăm hỏi hộ gia đình, tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết. Nếu trẻ giảm cân, CLB sẽ tư vấn cho bà mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, còn nếu trẻ tăng cân thì sẽ biểu dương cho các thành viên khác học hỏi. 

Chị Đoàn Thị Lan Anh  - Trưởng trạm Y tế xã Phúc Sơn cho biết: "Cùng với hoạt động của CLB, từ năm 2017, Trung tâm Giáo dục và Phục hồi trẻ suy dinh dưỡng được triển khai tại 2 thôn Bản Ngoa và Nang Phai. Theo đó, mỗi Trung tâm sẽ tổ chức hướng dẫn nấu và cung cấp bữa ăn thuốc (khoảng 600-800 calo) miễn phí liên tục trong 12 ngày, không duy trì quá một năm. Nhờ đó, trong năm 2018, tại xã đã có 13/36 trẻ được phục hồi, thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng”.

Đã hoạt động được hơn 5 năm, tại huyện Văn Chấn vẫn duy trì hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về thực hành dinh dưỡng thường xuyên cho 911 người chăm sóc trẻ, 396 buổi truyền thông các kiến thức dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ mang thai, 198 buổi thực hành dinh dưỡng, tô màu bữa ăn với đủ 4 nhóm thực phẩm tại 33 CLBDD. 

Để cải thiện thực hành dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2019, Dự án còn phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức 3 khóa tập huấn cho 38 cán bộ trạm y tế và y tế thôn, bản về các nội dung: 1.000 ngày đầu đời của trẻ, tư vấn tâm lý cho phụ nữ sau sinh, rửa tay và tẩy giun cho trẻ dưới 5 tuổi. 6 trung tâm giáo dục và phục hồi trẻ suy dinh dưỡng cũng được duy trì hoạt động định kỳ. 

Nếu như CLBDD chủ yếu là cung cấp kiến thức chăm sóc trẻ nói chung thì trung tâm giáo dục và phục hồi trẻ suy dinh dưỡng dành riêng cho các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng. Hiện nay, tại 6 trung tâm đã có 127 trẻ tham gia. 

Qua theo dõi cân nặng, riêng 6 tháng đầu năm 2019, đã có 24 trẻ "tốt nghiệp”, thoát khỏi suy dinh dưỡng. 

Chị Sùng Thị Lâu ở xã Suối Bu chia sẻ: "Em chưa từng nghĩ là cháu Nghệt nhà em lại có thể tăng được 300 gam/tháng như bây giờ. Tháng 10 năm ngoái cháu chỉ được 9 kg và đến bây giờ đã tăng thêm 2,7 kg sau 6 tháng tham gia CLBDD. Tuy vẫn đang ở ngưỡng suy dinh dưỡng thể nhẹ song tất cả đều nhờ tham gia CLBDD và trung tâm giáo dục và phục hồi trẻ suy dinh dưỡng. Không chỉ con em đang dần phục hồi mà cả bản thân em cũng đã biết cách chế biến đa dạng các món ăn để con ăn ngon miệng hơn, biết cách đề phòng, phát hiện sớm và chữa trị mỗi khi con đau ốm”. 

Những hoạt động của Dự án Dinh dưỡng đã góp phần giảm 1,2% tỷ lệ trẻ nhẹ cân so với độ tuổi, giảm 3,4% tỷ lệ trẻ thấp còi, 18 trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng trong năm 2018 tại các xã triển khai Dự án Dinh dưỡng. 

H.A

Tags CLBDD trẻ em CLB Dự án chăm sóc

Các tin khác
Học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện được tư vấn việc làm qua các công ty tuyển dụng lao động.

Những năm qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) được huyện Trấn Yên đặc biệt quan tâm. Huyện đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ ĐTN, góp phần cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra việc kinh doanh thực phẩm tại các khu chợ trên địa bàn huyện.

Bà Nguyễn Thị Thủy - Trưởng phòng Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thuộc Trung tâm Y tế huyện Lục Yên cho biết: "Nỗi lo VSATTP của người dân không chỉ từ những loại thực phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng mà còn đến từ những loại thực phẩm có sẵn từ tự nhiên như: nấm, rau, củ, quả rừng; rượu, nước uống được ngâm từ các loại cây rừng”.

Đoạn đường ray cắt ngang đường Hoàng Hoa Thám gây khó khăn cho người tham gia giao thông.

Đố là đoạn đường sắt phục vụ cho việc chở than cắt ngang tuyến đường bộ Hoàng Hoa Thám, thành phố Yên Bái được xây dựng từ mấy chục năm trước.

Nghĩa Lộ phấn đấu hết năm 2019, 90% số hộ khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Đến tháng 5 năm nay, toàn thị xã Nghĩa Lộ có 6.351 hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm gần 80% tổng số hộ gia đình toàn thị xã. Trong đó: khu vực thành thị chiếm trên 98%; khu vực nông nghiệp chiếm trên 78% và nông thôn chỉ có 50% số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục