Luật sư Tạ Ngọc Vân, người luôn hỗ trợ pháp lý và tham gia giải cứu nhiều phụ nữ, trẻ em bị mua bán, là một trong các lãnh đạo trẻ châu Á được vinh danh lần này.
|
Luật sư Tạ Ngọc Vân được vinh danh.
|
Viện châu Á của Mỹ vừa công bố vinh danh 39 Lãnh đạo trẻ châu Á năm 2019 gồm những cá nhân có đóng góp xuất sắc trong nhiều lĩnh vực đại diện cho 31 quốc gia châu Á.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Luật sư Tạ Ngọc Vân, thuộc Tổ chức Trẻ em Rồng xanh (Blue Dragon’s Foundation), người luôn hỗ trợ pháp lý và tham gia giải cứu nhiều phụ nữ, trẻ em bị mua bán, là một trong các lãnh đạo trẻ châu Á được vinh danh lần này.
Luật sư Vân cũng là người đã từng được Bộ Công an Việt Nam trao tặng danh hiệu "Anh hùng của năm" 2015 để ghi nhận những đóng góp của anh trong việc rong ruổi các tỉnh phía Bắc giải cứu hơn 400 trẻ em và phụ nữ bị bắt cóc trong khoảng thời gian hàng chục năm.
Anh cũng là người đầu tiên được trao giải thưởng "Anh hùng chống buôn bán phụ nữ" (Trust Women Anti-Trafficking Hero Award) của Tổ chức Thomson Reuters (Thomson Reuters Foundation).
Những người được vinh danh năm nay là những cá nhân trẻ xuất sắc chưa đến 40 tuổi đã đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực vì cộng đồng trên khắp châu Á.
Họ là các luật sư, nghệ sỹ, nhà báo, nhà khoa học, nhà giáo và cả những giám đốc doanh nghiệp xã hội.
Theo dự kiến các nhà lãnh đạo trẻ được vinh danh sẽ tham dự Hội nghị Lãnh đạo Trẻ châu Á vào giữa tháng Mười Một tới tại San Francisco và Thung lũng Silicon với chủ đề "Công nghệ và Nhân văn: Con đường tới Tương lai."
Hội nghị thường niên này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006 tại Seoul, là sáng kiến kết nối những người được đánh giá xuất sắc trong khu vực nhằm mục tiêu cùng nhau đưa ra các giải pháp cho những thách thức chung của thế kỷ 21.
Ngoài luật sư Tạ Ngọc Vân của Việt Nam, danh sách những người được vinh danh còn có nhà báo Megha Rajagopalan của BuzzFeed News, Farhad Wajdi, người đã xây một ngôi trường trong trại tị nạn ở Pakistan khi mới 14 tuổi và sau đó lập nên tổ chức phi chính phủ chống bất bình đẳng giới ở Afghanistan và doanh nhân trẻ Shahab Shabibi, người Iran hiện sống ở Philippines, người đã hỗ trợ cả tài chính và quản lý cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp và được tạp chí Forbes gần đây vinh danh là một trong các doanh nhân trẻ dưới tuổi 30 có ảnh hưởng nhất ở châu Á.
Viện châu Á là tổ chức độc lập phi lợi nhuận lâu đời của Mỹ được thành lập từ năm 1956 nhằm giải quyết những thách thức mà châu Á và cả thế giới phải đối mặt thông qua nhiều hoạt động trao đổi, tư vấn, hợp tác về chính sách, nghệ thuật, văn hóa, và giáo dục. Viện châu Á có nhiều cơ sở ở châu Á, châu Âu và Mỹ.
(Theo vietnam+)
Trong lễ khai giảng diễn ra vào 5/9, các trường thực hiện đủ các nghi thức và không đọc báo cáo thành tích lại lễ khai giảng.
Thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe (CSSK) người cao tuổi (NCT) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2025, thời gian qua, công tác CSSK NCT trên địa bàn luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (CLB LTHTGN) tại các địa phương đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần đáng kể vào việc cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích.
Những ngày tháng Tám này, đâu đâu cũng bắt gặp màu áo xanh tình nguyện của đoàn viên thanh niên trên những công trình chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Yên Bái lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Dù chẳng hiểu gì về lĩnh lực tài chính, ngân hàng điện tử, càng không hiểu gì về tiền ảo, nhất là cái gọi là “ví điện tử PayAsian” và đồng tiền ảo Paya nhưng hàng chục người đã nghe theo những lời tư vấn mật ngọt, bỏ rất nhiều tiền để tham gia vào loại hình kinh doanh này với mong muốn làm giàu nhanh, để rồi nguy cơ mất trắng hiển hiện. Ai đang cầm tiền vốn của họ? Bao giờ người tham gia được trả lãi?