Không chủ quan với bệnh sốt xuất huyết

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2019 | 8:01:30 AM

YênBái - Dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh, thành phố. Cả nước đã ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 10 trường hợp đã tử vong. Nhiều năm nay, Yên Bái không phát hiện các ca bệnh phát sinh tại chỗ, mà các ca bệnh rải rác chủ yếu là xâm nhập. Song, không vì thế mà chủ quan.

Tại Yên Bái, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đến nay, trên địa bàn ghi nhận 15 ca bệnh ở 5/9 huyện, thị, thành phố. Qua điều tra, giám sát các ca bệnh đều nhiễm bệnh ở nơi khác hoặc từ vùng đang có dịch về Yên Bái. Các ca bệnh đã được điều trị tại các cơ sở y tế, không có ca bệnh diễn biến nặng và không có tử vong.

Theo đánh giá của chuyên gia dịch tễ học, Yên Bái không nằm trong vùng nguy cơ cao của dịch sốt xuất huyết bởi giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm không có véc tơ truyền bệnh (muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus). 

Nhiều năm nay, Yên Bái không phát hiện các ca bệnh phát sinh tại chỗ, mà các ca bệnh rải rác chủ yếu là xâm nhập. Song, không vì thế mà chủ quan, các cấp, ngành cần phải chủ động nhiều giải pháp tích cực đồng bộ để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết, kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh này. Ngay khi có Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế đã tăng cường giám sát, phát hiện và xử lý triệt để các nơi xảy ra dịch; tổ chức 3 chiến dịch lớn diệt lăng quăng (bọ gậy) từ tháng 7/2019 đến hết năm; tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ngay tại hộ gia đình; thu dung, phân loại và điều trị bệnh nhân, đảm bảo điều trị tại chỗ những trường hợp nhẹ, không chuyển tuyến khi không đúng chỉ định; tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế và mạng lưới cộng tác viên. 

Ngành cũng chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân, hạn chế thấp nhất trường hợp biến chứng nặng, gây tử vong; hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chẩn đoán, điều trị để hạn chế tối đa dịch bệnh phát sinh thêm… 

UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng  giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền tập trung chỉ đạo và huy động các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia; vận động người dân khơi thông cống rãnh, không để các vũng nước đọng, phát quang bụi rậm, lùm cây; triển khai chiến dịch diệt lăng quăng để phòng dịch. 

Đồng chí Lê Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Yên Bái không nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch, nhưng ngay từ đầu năm, ngành đã xây dựng kế hoạch phòng, chống sốt xuất huyết. Thời điểm hiện tại, trên địa bàn ghi nhận các ca bệnh vãng lai là sinh viên, người lao động học tập làm việc ở các địa phương có dịch sốt xuất huyết nhưng cũng không loại trừ bệnh dịch sẽ bùng phát ở địa bàn tỉnh. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động cắt đứt đường truyền bệnh hay nói cách khác phá bỏ nơi trú ngụ, hạn chế tối đa sự sinh sản phát triển của muỗi truyền bệnh. Đặc biệt, người dân cần nâng cao hiểu biết hơn nữa ý thức tự bảo vệ, phòng, chống dịch này”.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy 

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy; thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt

+ Mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Trần Minh

Các tin khác
Đoàn viên thanh niên huyện Văn Chấn tham gia tu sửa, san gạt đường tại xã Sơn Thịnh.

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Yên Bái lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 - 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 - 25/8 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh với 370 đại biểu tham dự, trong đó có 219 đại biểu chính thức. Yên Bái là 1 trong 7 đơn vị được Trung ương Hội LHTN Việt Nam chọn là đơn vị tổ chức đại hội điểm.

Huấn luyện trên thao trường với các địa thế khác nhau của chiến sỹ dân quân tự vệ thị xã Nghĩa Lộ.

Năm 2019, thị xã Nghĩa Lộ tập trung tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu; luyện tập chỉ huy cơ quan bản đồ; diễn tập ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn xã Nghĩa An; diễn tập chiến đấu phòng thủ tại phường Trung Tâm, phường Pú Trạng và bổ sung phường Tân An.

Mô hình chăn nuôi gà của gia đình anh Trương Quang Đại, xã Hòa Cuông cho thu nhập mỗi năm trên 60 triệu đồng.

Trấn Yên có lực lượng lao động trên 54.800 người, trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 67%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 48%.

UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa ban hành Công văn số 93/BCH-PCTT gửi thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc ứng phó với mưa dông diện rộng và cảnh báo lốc, sét, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục