Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 65/2019/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
|
Ảnh minh họa
|
Thông tư nêu rõ các loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm gồm: a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm; b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm; c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm; d) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Có 2 hình thức đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm là: đào tạo tại các cơ sở đào tạo; tự học.
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm: Phần kiến thức chung (các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm, nguyên lý cơ bản về bảo hiểm).
Phần kiến thức chuyên môn: Đối với chứng chỉ tư vấn bảo hiểm gồm kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất.
Đối với chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về quản lý rủi ro; quy trình đánh giá rủi ro.
Đối với chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giám định tổn thất bảo hiểm.
Đối với chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Về tổ chức thi, Thông tư quy định: Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Hình thức thi là thi tập trung.
Việc tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được thực hiện hằng tháng. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Trung tâm thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của năm kế tiếp trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.
Căn cứ vào kết quả thi, Trung tâm có trách nhiệm phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Thí sinh dự thi đạt từ 70% tổng số điểm của bài thi trở lên được coi là thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Trung tâm ra Quyết định phê duyệt kết quả thi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thi, kết quả thi sẽ được thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
Việc cấp chứng chỉ được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định phê duyệt kết quả thi có hiệu lực.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/11/2019.
(Theo chinhphu.vn)
Những đổi mới thi THPT quốc gia sau 2020 có tính khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp và cần thí điểm cẩn thận trước khi triển khai trên diện rộng.
Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn coi hoạt động nhận ủy thác vốn vay với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội.
Ngày 2/10, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ khai mạc “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2019” với chủ đề “Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”. Dự có đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.