Nhớ lời Bác dạy, Yên Bái xây dựng đời sống văn hóa

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/10/2019 | 1:47:23 PM

Đã 50 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đi xa, nhưng những lời Người để lại trong bản Di chúc thiêng liêng vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người dân.

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức, góp phần làm giàu đời sống tinh thần của nhân dân.
Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức, góp phần làm giàu đời sống tinh thần của nhân dân.

Nhớ lời căn dặn của Người, ngành văn hóa, thể thao và du Lịch (VHTT&DL) Yên Bái cùng các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, để thực hiện sứ mệnh "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" như lời Bác đã nói tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất diễn ra ở Thủ đô Hà Nội vào ngày 24/11/1946 và "Xây dựng con người Yên Bái tự tôn, tự trọng, tự hào, nhân ái, nghĩa tình, thân thiện, đoàn kết, cần cù, sáng tạo” như chỉ đạo của đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Còn nhớ, hơn chục năm trở về trước, đời sống của nhân dân Yên Bái còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn những hủ tục lạc hậu như bắt vợ, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, để người mất trong nhà nhiều ngày... 

Nay đi từ thành phố đến nông thôn, khắp các phường, xã, tổ dân phố, thôn, bản tinh hoa văn hóa của cha ông vẫn được gìn giữ, những hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ, tình làng nghĩa xóm bền chặt, đường xá phong quang, sạch sẽ. 

Trong mỗi gia đình nề nếp gia phong được giữ gìn, trên kính dưới nhường, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, vợ chồng thuận hòa, anh em đoàn kết… 

Thành quả này là nỗ lực học tập và làm theo Bác của lớp lớp thế hệ ngành VHTT&DL tỉnh Yên Bái, luôn tâm huyết, tìm tòi những giải pháp tối ưu, tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hướng về cơ sở, phục vụ nhân dân tốt hơn; đẩy mạnh tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi nổi, thiết thực. 

Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, đạo đức lối sống, góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cộng đồng, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. 

Đồng chí Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh cho biết: Tư tưởng của Bác về văn hóa và phát triển văn hóa, nhất là quan điểm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” luôn là kim chỉ nam cho các hoạt động của ngành VHTT&DL Yên Bái. Người đã đề cao vai trò dẫn dắt, định hướng xã hội của văn hóa thông qua các mục tiêu nhân văn, cũng như vai trò điều tiết xã hội thông qua hệ thống các giá trị, chuẩn mực văn hóa, dư luận xã hội... 

Thấm nhuần tư tưởng đó và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Yên Bái, ngành VHTT&DL luôn quán triệt quan điểm của Đảng trên các mặt công tác của ngành: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội...

Phát triển thể dục thể thao (TDTT) là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao tầm vóc và thể lực con người, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh. 

Thực tế, những năm qua, nhiều phong trào tiên phong trong thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng đã được ngành triển khai như phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng thiết chế văn hóa, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. 

Từ 3 xã, phường, thị trấn ra mắt xây dựng đạt chuẩn văn hóa năm 2009, đến nay, toàn tỉnh có 37 xã, phường đăng ký xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường đạt chuẩn văn minh đô thị; 44 thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng nâng cấp nhà văn hóa; 72 thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng mô hình thôn, bản, tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu. 

Ngoài ra, trong hoạt động văn hóa quần chúng, toàn tỉnh đã xây dựng được khoảng 1.700 đội văn nghệ quần chúng với gần 10.000 diễn viên thường xuyên tham gia hoạt động góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. 180/180 đơn vị cấp xã có điểm bưu điện văn hóa. 

Hàng năm, ngành VHTT&DL tỉnh thực hiện trên 150 buổi biểu diễn, trong đó trên 70 buổi biểu diễn phục vụ đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức 650 buổi chiếu phim lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó khoảng 450 buổi phục vụ vùng sâu, vùng xa… 

Trạm Tấu - địa phương vùng cao với phần đông dân số là đồng bào dân tộc Mông, với nhiều hủ tục lạc hậu, nhưng sau nhiều năm kiên trì tuyên truyền, vận động đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đồng chí Dương Phương Thảo - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trạm Tấu cho biết: "Việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện đã có bước chuyển đáng kể. Hàng năm, nhân dân các xã, thôn, bản đều ký giao ước, hương ước về thực hiện việc cưới, việc tang và nghiêm chỉnh chấp hành. Tính đến đầu năm 2019, huyện đã có 4.533/6.232 hộ gia đình đăng ký xây dựng đạt chuẩn gia đình văn hóa; 100% cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng đạt chuẩn cơ quan, đơn vị văn hóa, 19 thôn, tổ dân phố văn hóa”. 

Việc xây dựng các làng, bản, thôn, tổ dân phố văn hóa đã góp phần thay đổi diện mạo các địa phương. Những cánh đồng lúa trĩu bông, những con đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, nhiều biệt thự, nhà cao tầng đang mọc lên san sát, các thiết chế văn hóa xã hội được xây dựng mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã không ngừng được đổi mới và nâng cao. 

Trong 10 năm (2009 - 2019), mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân Yên Bái ngày càng được nâng cao, hủ tục lạc hậu được bài trừ, phong tục, tập quán được gìn giữ, bảo tồn. Đến tháng 6/2019, toàn tỉnh có 181.768/ 211.921 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; có 1.022/1.364 thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng đạt văn hóa; 1.270/1.288 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hóa; 100% khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa; đã tổ chức 30 giải thể thao quần chúng, đạt 33 huy chương các giải thể thao quần chúng và giải thể thao thành tích cao, trong đó có 8 huy chương vàng, 10 huy chương bạc, 15 huy chương đồng.

"Từ khi nơi tôi sinh ra và lớn lên thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình được công nhận là làng văn hóa tôi rất vui và tự hào. Nhiều tuyến đường được nâng cấp khang trang, tạo điều kiện cho bà con đi lại và giao thương dễ dàng, cuộc sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều. Cùng với đó, dưới sự hướng dẫn của các cấp chính quyền chúng tôi xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng. Làm du lịch không vất vả như làm ruộng lại cho thu nhập cao thì còn gì phấn khởi hơn” - đó là chia sẻ của ông Tướng Văn Bội người dân của một trong những làng văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL:



Phong trào tập luyện TDTT trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa rộng khắp đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp TDTT của tỉnh không ngừng lớn mạnh, đa dạng về loại hình và phong phú về số lượng bộ môn. Thể thao dân tộc được coi là nền tảng, thúc đẩy phát triển thể thao thành tích cao, góp phần nâng cao vị thế thể thao của tỉnh. Cùng với các môn thể thao hiện đại như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn… nhiều môn thể thao dân tộc như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, cờ người, bắn nỏ… được bảo tồn và phát triển ở nhiều địa phương. Các hoạt động TDTT diễn ra thường xuyên, sôi nổi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, qua đó phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, cũng như quốc phòng - an ninh của địa phương. 
Cùng với lĩnh vực văn hóa, lĩnh vực TDTT của tỉnh cũng có bước phát triển vượt bậc. TDTT quần chúng ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển rộng khắp. Giờ đây, mỗi sáng sớm hay chiều tối, đi qua bất kỳ nhà văn hóa thôn, khu phố hay sân vận động, nhà luyện tập thể thao của các địa phương trên địa bàn tỉnh từ thành phố, thị xã, đến các huyện vùng cao đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân hăng say tập luyện bóng chuyền hơi, cầu lông, bóng bàn… Mỗi người, tùy độ tuổi đã chọn cho mình một môn thể thao thích hợp. 

Đó cũng chính là cách mỗi người học và làm theo Bác ở tinh thần yêu thể thao và coi trọng rèn luyện sức khỏe. Bởi vậy, để đẩy mạnh phát triển phong trào TDTT quần chúng gắn với thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngành VHTT&DL tỉnh đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp với 24 ngành, đoàn thể của tỉnh. Năm 2019, số người tập luyện thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ khoảng 40% dân số. 

Có 5 liên đoàn thể thao với trên 500 câu lạc bộ, cơ sở TDTT hoạt động thường xuyên. Trung bình mỗi năm có hơn 400 giải thể thao quần chúng được tổ chức từ cấp xã, phường, thị trấn; 18 giải thể thao cấp tỉnh; đạt từ 40 - 50 huy chương các loại, đóng góp 8 - 10 vận động viên cho các đội tuyển quốc gia. Những thành tích đáng tự hào, đem lại vinh quang cho tỉnh nhà, những kết quả của phong trào thể thao quần chúng là sự nỗ lực của đội ngũ những người làm công tác TDTT Yên Bái. 

Đồng chí Lường Văn Tâm - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Văn Chấn cho biết: "Phong trào tập luyện TDTT ở Văn Chấn đã phát triển sâu rộng, lan tỏa đến tất cả địa bàn các xã, thị trấn. Hiện nay, số người luyện tập TDTT thường xuyên trên địa bàn huyện khoảng trên 46.000 người, trong đó, học sinh, lực lượng vũ trang là 25.000 người. Tỷ lệ người tập luyện TDTT/ tổng số dân đạt 30%; có 2.000 gia đình thể thao, 35 câu lạc bộ thể thao, 2.050 vận động viên...”.

Ngoài ra, góp một phần không nhỏ vào thành công của ngành VHTT&DL Yên Bái không thể không nói đến lĩnh vực du lịch. Yên Bái bước đầu đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh dần đưa di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và văn hóa - lễ hội vào phát triển ngành "công nghiệp không khói”, đã xuất hiện những điểm sáng từ sản phẩm du lịch đặc thù. 

Nhiều sản phẩm, tour du lịch độc đáo, hấp dẫn mang nét đặc trưng riêng có của địa phương ra đời, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế như: du lịch cộng đồng của người Thái ở Nghĩa Lộ, người Tày ở Lục Yên, du lịch sinh thái ở Trạm Tấu, du lịch danh lam thắng cảnh ở Mù Cang Chải, hồ Thác Bà - Yên Bình, du lịch tâm linh đền Mẫu Đông Cuông - Văn Yên… 

Ngoài ra, ngành đã triển khai có hiệu quả chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Hàng năm tổ chức từ 3 - 4 sự kiện du lịch lớn và tham gia quảng bá, xúc tiến du lịch tại các sự kiện du lịch lớn của khu vực và tỉnh bạn. 

Năm 2018, du lịch Yên Bái đã phục vụ 560.000 lượt khách, số lượng khách quốc tế ngày càng tăng. Doanh thu từ các hoạt động du lịch năm 2018 đạt 333 tỷ đồng. Dự kiến hết năm 2019 Yên Bái sẽ đón và phục vụ 700.000 lượt khách du lịch. 

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn thử thách mới, thời gian tới, ngành VHTT&DL tỉnh Yên Bái nỗ lực tiếp tục chặng đường chứng tỏ vai trò là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, của đất nước.

Lê Thương

Các tin khác
Trường THCS xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên.

Khoảng 6 giờ, ngày 3/10/2019, trên mạng xã hội, từ nick Facebook ‘Tây Bắc 24h – Trang thông tin tổng hợp của người tây Bắc) đã đăng tải thông tin: “Lục Yên (Yên Bái): Phụ huynh phản ánh nhà trường lạm thu”.

Toàn cảnh Hội nghị Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Yên Bái lần thứ II, khóa V, nhiệm kỳ 2019 – 2024.

Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp than niên (LHTN) Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2019), sáng 14/10, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị Ủy ban Hội lần thứ II, khóa V, nhiệm kỳ 2019 – 2024.

Khách du lịch tại nhà thờ cổ ở trung tâm thị trấn Sa Pa.

Chiều 13/10, không khí lạnh ảnh hưởng yếu đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc và dự báo sẽ ảnh hưởng yếu đến vùng núi Bắc Bộ trong đêm và từ 14/10, không khí lạnh sẽ tăng cường mạnh hơn.

Các đơn vị trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ luôn chú trọng các hoạt động giáo dục thể chất và các kỹ năng phòng, tránh cơ bản cho học sinh.

Theo báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Nghĩa Lộ, thị xã hiện có hơn 6.000 trẻ em độ tuổi từ 0 - 12 tuổi. Từ 2007 đến nay, thị xã có 5 vụ xâm hại trẻ em (XHTE) với 5 đối tượng vi phạm; trong đó: năm 2017 xảy ra 2 vụ; năm 2018 xảy ra 2 vụ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục