Việc cán bộ xã Khánh Hòa phá rừng trồng của dân là không đúng sự thật

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/11/2019 | 7:59:53 AM

YênBái - Báo Yên Bái đã nhận được Công văn số 347/UBND-VP của UBND xã Khánh Hòa (Lục Yên) trả lời Công văn số 82-CV/BYB của Báo Yên Bái liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Trương Thị Lan - thôn Khe Chung, xã Khánh Hòa về việc cán bộ xã và một số công an viên thôn, cán bộ kiểm lâm huyện Lục Yên phá nhổ cây trồng trên diện tích đất rừng của gia đình bà.

Rừng trồng ở Yên Bái. Ảnh minh họa
Rừng trồng ở Yên Bái. Ảnh minh họa

Ngay sau khi nhận được Công văn của Báo Yên Bái đề nghị chính quyền địa phương xác minh thông tin công dân phản ánh, ngày 14/10/2019, UBND xã Khánh Hòa đã làm việc với bà Trương Thị Lan, thôn Khe Chung, yêu cầu gia đình bà Lan cung cấp các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất tại vị trí gia đình bà trồng cây (thôn Làng Chạp, xã Khánh Hòa) nhưng bà Lan không cung cấp được giấy tờ liên quan. Trên bản đồ quy hoạch rừng, toàn bộ cây trồng của bà Lan nằm trong diện tích rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý thuộc khoảnh 1+3, tiểu khu 43 với diện tích 3,5 ha. 

Rõ ràng bà Lan đã có hành vi lấn, chiếm đất rừng phòng hộ để trồng cây trái phép. Năm 2017, bà Lan đã có cam kết với UBND xã Khánh Hòa với nội dung không làm nương trái phép, nhổ bỏ các cây trồng trái phép để trả lại đất cho Nhà nước quản lý. 

Đến nay, bà Lan không thực hiện đúng cam kết, tiếp tục có hành vi lấn, chiếm đất rừng phòng hộ để trồng cây và chăn thả gia súc trái phép. Trước hành vi vi phạm này của bà Lan, Tổ bảo vệ rừng thôn Làng Chạp đã tiến hành xử lý số cây trồng trên diện tích đất rừng phòng hộ bị lấn chiếm trái phép. 

Như vậy, việc bà Trương Thị Lan phản ánh về việc cán bộ xã Khánh Hòa, kiểm lâm, công an viên thôn chặt phá cây trồng trên diện tích đất rừng của gia đình bà là không đúng sự thật. 

BÁO YÊN BÁI

Tags cán bộ xã Khánh Hòa phá rừng trồng sự thật

Các tin khác
Từ gần sáng ngày mai đến sáng ngày 14/11, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Ảnh minh họa

Ba mươi năm trước, vào năm 1989, các nhà lãnh đạo thế giới đã đưa ra cam kết mang tính lịch sử cho trẻ em bằng việc thông qua Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về quyền trẻ em. Đến nay, đã được 196 quốc gia phê chuẩn, Công ước về quyền trẻ em đã trở thành một văn kiện về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử.

Sắp có thêm 2 thứ tiếng dân tộc thiểu số được đưa vào giảng dạy. Ảnh minh họa.

Thời gian qua, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số được các bộ ngành, địa phương đặc biệt quan tâm, trong đó có lĩnh vực ngôn ngữ.

Hai ứng viên trẻ nhất được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư năm 2019.

Trong danh sách đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận có hai ứng viên cùng sinh năm 1981, năm nay mới 38 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục