Chính thức có tổng đài bảo vệ trẻ em 111 trên nền tảng di động

  • Cập nhật: Thứ bảy, 14/12/2019 | 9:09:14 AM

App di động “Tổng đài 111” sẽ có các ứng dụng kết nối với các số hỗ trợ, lưu giữ hình ảnh… để liên hệ với các cơ quan chức năng bảo vệ trẻ em.

Chính thức ra mắt ứng dụng Tổng đài trẻ em trên nền tảng di động.
Chính thức ra mắt ứng dụng Tổng đài trẻ em trên nền tảng di động.

Ngày 13/12, Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) tổ chức hội thảo "Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111”.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết: Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua năm 2016 và có hiệu lực từ 1/6/2017, tại Điều 51 có quy định về trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. Sau khi Nghị định 56/2017 có hiệu lực, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp số 111 cho Tổng đài điện thoại quốc gia về trẻ em để xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.

Năm 2018, Tổng đài tiếp nhận gần 500.000 cuộc gọi, tăng gấp rưỡi so với năm trước. Từ đầu năm 2019 đến  ngày 30/11/2019, Tổng đài 111 đã tiếp nhận hơn 472.000 cuộc gọi; tư vấn 29.313 ca. Trong đó, số ca can thiệp cho trẻ em tăng gần gấp 2 lần so với năm trước.

Trong 11 tháng đầu năm 2019, Tổng đài đã hỗ trợ, can thiệp 900 ca; trong đó số ca trẻ em bị bạo lực 366 ca, trẻ em bị xem hại tình dục là 296 ca, trẻ em bị bóc lột 79 ca… Bên cạnh hoạt động tư vấn qua điện thoại, hiện Tổng đài đang hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho những trẻ em bị khủng khoảng tâm lý do bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị mua bán…

Ông Đặng Hoa Nam cho rằng, trong xu thế mạng internet đang phát triển nhanh, trẻ em cũng bị tác động lớn từ mạng xã hội. Do đó, Cục Trẻ em cho ra mắt ứng dụng bảo vệ trẻ em "Tổng đài 111” trên nền tảng điện thoại di động.

App di động "Tổng đài 111” sẽ có các ứng dụng kết nối với các số hỗ trợ, lưu giữ hình ảnh… để liên hệ với các cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ trẻ em.

"Môi trường mạng với nhiều thông tin cả tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, Cục Trẻ em và một số tổ chức xã hội bảo vệ trẻ em và các công ty công nghệ sử dụng chính phần mềm trên môi trường mạng để cảnh báo, bảo vệ trẻ em”, ông Đặng Hoa Nam cho biết.

(Theo VOV)

Các tin khác

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23-5-2018 Hội nghị lần thứ bảy, BCH Trung ương Đảng khóa XII, việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến rõ nét từ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đến nhận thức của người dân.

Nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết về chết não và những vấn đề liên quan đến hiến, ghép tạng, ngày 13/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức Chương trình tập huấn "Nâng cao kiến thức về hiến, lấy, ghép tạng”.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành công văn yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành tăng cường rà soát, chấn chỉnh và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định quản lý hoạt động xét nghiệm.

Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường công tác giám định tại các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Tính đến hết tháng 11/2019, toàn tỉnh Yên Bái đã chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hết 693,6 tỷ đồng, vượt gần 20 tỷ đồng so với dự toán giao và vượt 56 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018. Một số cơ sở y tế đã chi hết số tiền được phân bổ, có đơn vị chi vượt với số tiền hàng tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục