Mù Cang Chải: Giúp học sinh sẵn sàng đến trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/12/2019 | 7:44:35 AM

YênBái - Sau 2 năm triển khai Dự án “Nâng cao khả năng sẵn sàng đi học và kết quả học tập cho trẻ dân tộc thiểu số tại Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (Koica) tài trợ, 8 đơn vị trường (4 trường mầm non, 4 trường tiểu học ở 4 xã Nậm Có, Cao Phạ, Mồ Dề, Lao Chải) trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã biết vận dụng linh hoạt các kỹ năng, kiến thức mới để tổ chức giảng dạy, tăng cường khả năng đọc viết cho học sinh tiểu học, giúp trẻ mầm non làm quen với toán và đọc viết nhanh hơn.

Những lớp học có trợ giảng rất thuận lợi trong việc tăng cường tiếng Việt qua tiếng mẹ đẻ.
Những lớp học có trợ giảng rất thuận lợi trong việc tăng cường tiếng Việt qua tiếng mẹ đẻ.

Có mặt tại một buổi học của trẻ tại Trường Mầm non Khau Phạ (xã Cao Phạ) có thể thấy rõ sự sôi nổi, hào hứng của trẻ trong những tiết học. Với bộ công cụ ELM (các thẻ trò chơi giúp thực hành và nâng cao kỹ năng đọc viết, toán), các giáo viên đã tổ chức thành công những buổi học thú vị từ những vật dụng rất dễ tìm như: xếp các viên sỏi màu theo quy tắc, xếp chữ cái từ những viên sỏi; phân loại lá cây theo màu sắc, hình dạng; so sánh chiều dài, xếp các hình học cơ bản từ những chiếc đũa, cái que... Bộ công cụ này còn giúp trẻ tiếp cận với cách đọc truyện mới - đọc truyện tương tác. 

Bằng cách đọc này, cô và trẻ tương tác cùng nhau về tất cả các kỹ năng cần thiết, để trẻ không còn cảm giác phải học nặng nề mà chỉ như khám phá một thế giới mới trong truyện. Sử dụng thành thạo bộ công cụ ELM để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ chính là một hoạt động trọng tâm của Dự án. 

Để làm được điều đó, các hoạt động tập huấn sử dụng công cụ, bồi dưỡng tiếng Mông cho giáo viên được tổ chức thường xuyên. Việc sử dụng bộ thẻ còn được hướng dẫn cho phụ huynh  với việc thành lập 8 câu lạc bộ (CLB) cha mẹ, 200 phụ huynh tham gia, giúp cha mẹ trẻ dù không biết chữ vẫn có thể dạy con làm quen với toán, đọc viết tại nhà.

Đối với cấp tiểu học, hoạt động của Dự án được thực hiện với 3 nội dung chính: tập huấn cho giáo viên nòng cốt, tập huấn lại cho giáo viên tại trường; giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ cho học sinh; tổ chức các câu lạc bộ, các sự kiện nhằm hỗ trợ trẻ tăng cường kỹ năng đọc viết. 

Năm 2019, 4 đơn vị trường cấp tiểu học trong khuôn khổ Dự án đã tổ chức được 4 ngày hội đọc sách, thành lập 8 trại đọc, 8 CLB cha mẹ. Các trường đã quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế đơn vị với 44 góc đọc được thiết lập. 

Đặc biệt, với sự hỗ trợ từ Dự án, mỗi đơn vị trường được hỗ trợ 4 trợ giảng là người Mông, có trình độ, là cầu nối ngôn ngữ, giúp tăng cường học tiếng Việt qua tiếng mẹ đẻ, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số. 

Trợ giảng Sùng A Hành chia sẻ: "Gần như 100% trẻ em người Mông mới chập chững bước vào lớp 1 không biết tiếng phổ thông. Bởi vậy, việc học gặp rất nhiều khó khăn. Nhiệm vụ của tôi là dùng khả năng song ngữ để giải nghĩa các từ mới giúp giáo viên đứng lớp, trao đổi, kèm cặp hướng dẫn, giảng dạy cho trẻ cũng như chia sẻ, động viên trẻ an tâm học tập khi lần đầu xa nhà”.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải, những hoạt động của Dự án đã hỗ trợ thiết thực cho giáo viên, phụ huynh nâng cao năng lực, hỗ trợ trẻ tăng cường kỹ năng đọc viết. So với năm 2018, hoạt động của dự án đã đạt hiệu quả hơn, đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người điều phối, ban giám hiệu, giáo viên. Các đơn vị trường tham gia Dự án đã nghiêm túc triển khai, áp dụng các phương pháp, kỹ năng được tập huấn vào công tác quản lý và giảng dạy đối với từng khối lớp. Từ đó, trẻ được tiếp cận môi trường học tập mới, hình thành, phát huy tính chủ động, sáng tạo, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng đi học và kết quả học tập.

Nguyễn Anh

Tags Mù Cang Chải học sinh sẵn sàng trường học

Các tin khác
Hiện trường vụ cháy nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống trên đường Lạc Long Quân, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc làm 4 nhân viên tử vong xảy ra sáng 7/12.

Chỉ tính riêng từ đầu tháng 12 đến nay, trên phạm vi cả nước, nhiều vụ cháy đã xảy ra, gây tử vong cho không ít nạn nhân.

Lãnh đạo xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên thăm hỏi tình hình xóa nghèo của người dân trên địa bàn.

Là tỉnh miền núi nhiều khó khăn, vì vậy, giảm nghèo luôn là mục tiêu, nhiệm vụ, là yêu cầu trong mỗi giai đoạn phát triển của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, chưa năm nào công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) lại được tỉnh triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và đạt nhiều kết quả như trong năm 2019.

Hiện nay (18/12), bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 1696/TTg-KGVX gửi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2019-2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục