Mù Cang Chải: Đảm bảo bữa ăn cho học sinh nội trú, bán trú

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/12/2019 | 1:56:08 PM

YênBái - Giá thịt lợntăng cao, các trường trên địa bàn huyện đã linh hoạt thay đổi thực đơn, tăng thêm các thực phẩm: gà, cá, đậu, chả, trứng để đảm bảo bữa ăn cho học sinh bán trú, nội trú.

Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Mù Cang Chải kiểm tra chất lượng bữa ăn cho học sinh trong trường.
Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Mù Cang Chải kiểm tra chất lượng bữa ăn cho học sinh trong trường.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú TH và THCS Mồ Dề, bữa ăn hàng ngày của hơn 800 học sinh đã được cân đối, định lượng vừa đủ với số tiền được hỗ trợ theo quy định. Theo đó, mỗi học sinh trung bình mỗi ngày được hỗ trợ 20.000 đồng cho 3 bữa ăn, được nhà trường xây dựng thực đơn linh hoạt theo tuần với định mức bữa sáng là 3.500 đồng, bữa trưa là 7.500 đồng, bữa tối 9.000 đồng. 

Thầy Nguyễn Đình Hưng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Với định mức này, nhà trường đã tính toán đủ về khẩu phần và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi giá thực phẩm tăng, nhà trường đã cân đối lại, bố trí tăng các thực phẩm thay thế như: gà, trứng, đậu, cá, chả... cùng các loại rau củ, đảm bảo đa dạng thực phẩm, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo chi phí. Nhà trường cũng thường xuyên công khai bảng kê nguồn thực phẩm hằng ngày tại bảng thông tin của nhà trường để phụ huynh nắm bắt, yên tâm về chất lượng bữa ăn của con em mình”. 

Còn tại Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải, bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cũng được nhà trường đặt lên hàng đầu. Ngay từ đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã đến làm việc, kiểm tra từng nhà cung cấp thực phẩm, rau, củ, quả, đảm bảo các cơ sở có nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, cam kết trách nhiệm về VSATTP. Trước khi thực phẩm được chế biến, nhân viên y tế của nhà trường đều tổ chức giám sát đầu vào. Các thực phẩm không đạt chất lượng kiên quyết trả lại cho nhà cung cấp và chấm dứt hợp đồng, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đông lạnh. 

Thực phẩm còn được tính toán, cân đối vừa đủ theo số lượng học sinh, không để thừa, tránh lãng phí. Nhân viên chế biến được tập huấn, có xác nhận kiến thức VSATTP. Thức ăn được tiến hành lưu mẫu theo quy định của Bộ Y tế, sau 24 giờ mới hủy mẫu. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát đột xuất các công đoạn trong việc nhập, sơ chế, chế biến, đảm bảo công khai, minh bạch về chất lượng và tài chính.

Thịt lợn lâu nay vốn là nguồn thực phẩm chính trong khẩu phần ăn hằng ngày của phần lớn các bếp ăn bán trú, nội trú trong các đơn vị trường trên địa bàn huyện. Bởi vậy, khi giá thịt lợn tăng mạnh (đến thời điểm này trung bình là 150.000 đồng/kg) có ảnh hưởng lớn đến các bữa ăn cho học sinh ở vùng cao. Giá thịt lợn tăng cao đồng nghĩa với chi phí cho bữa ăn tăng song định mức chi phí cho khẩu phần ăn tại các bếp ăn không thay đổi, gây khó khăn trong việc chế biến. 

Trước tình trạng đó, các đơn vị trường trên địa bàn huyện đã linh hoạt thay đổi thực đơn, tăng thêm các thực phẩm: gà, cá, đậu, chả, trứng vào bữa ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng, phục vụ nhiệm vụ học tập cho học sinh. Song song với đó, công tác đảm bảo VSATTP cũng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó, nhiều năm liền, trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. 

Ông Hoàng Văn Đồng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải cho biết: "Hiện, trên địa bàn huyện có 37 đơn vị trường học, trên 20.000 học sinh, trong đó có khoảng 14.000 học sinh bán trú, nội trú. Việc tổ chức thực hiện bữa ăn hàng ngày cho học sinh được đặc biệt chú trọng, quan tâm. Ngoài việc công khai minh bạch về tài chính, các đơn vị trường đã thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai danh mục nguồn gốc thực phẩm và cam kết đảm bảo VSATTP trên bản công khai khẩu phần ăn của nhà bếp”.

Hoài Anh

Các tin khác
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường bình xét, đánh giá các bức tranh của học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt về bảo vệ môi trường.

Nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường, nhất là rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy, thời gian qua, Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng, nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền ngoại khóa, triển khai các cuộc thi vẽ tranh, thời trang, văn nghệ với chủ đề về môi trường, rác thải nhựa.

Hội Nông dân các tỉnh trong cụm khu vực trung du và miền núi Tây Bắc tham quan Hợp tác xã Quế Hồi - hợp tác xã điển hình của Hội Nông dân tỉnh trong sản xuất theo chuỗi quế hữu cơ.

Trong năm 2019, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái chú trọng đổi mới nội dung phương pháp thực hiện, tập trung hướng mạnh về cơ sở, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, trao đổi thông tin và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hội viên để thực hiện hoàn thành thắng lợi 8/8 chỉ tiêu, nhiệm vụ được Tỉnh ủy giao theo Chương trình hành động 144.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ thực hiện ca nội soi dạ dày.

Năm 2019, dấu ấn quan trọng được ghi nhận của ngành y tế Yên Bái là công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước về y tế đạt hiệu quả cao. Ngành đã rà soát, kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức, bộ máy và mạng lưới, phát huy trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện các quy chế trong quản lý điều hành hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Bình trao đổi nghiệp vụ với kiểm sát viên.

Những năm qua, Viện Kiểm sát (VKS) nhân dân huyện Yên Bình luôn bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành, tập trung nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp… đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp trong tình hình mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục