Hơn 4.600 ca ghép tạng được thực hiện trên cả nước

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/12/2019 | 2:08:10 PM

Theo thống kê, trong khoảng hơn 4.600 ca ghép tạng, số ca ghép thận là gần 4.000 ca, ghép tủy gần 600 ca, còn lại là ghép gan, ghép tim, phổi và các loại mô tạng khác.

Tính đến tháng 9/2019, cả nước đã thực hiện được hơn 4.600 ca ghép tạng, trong đó ghép thận gần 4.000 ca, ghép tủy hơn 500 ca, còn lại là ghép gan, ghép tim, phổi và các loại mô tạng khác. Riêng năm 2019, tổng số ca ghép tạng là hơn 520 ca.

Tuy nhiên, phần lớn số ca ghép này là từ người cho sống. Hiện nay, rất nhiều người bệnh vẫn đang mòn mỏi chờ đợi tạng hiến để được ghép.

Được biết, đến nay Việt Nam có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng. Ngoài ra, hiện cả nước đã có hơn 30.000 người đăng ký hiến tạng, tăng 10.000 người so với thời điểm cuối năm 2018.

Trung tướng, GS.TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, mặc dù khởi đầu chậm 27 năm so với quốc tế trong lĩnh vực ghép tạng nhưng đến nay Việt Nam đã có 19 trung tâm ghép tạng và đạt được những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng.

Theo số liệu thống kê, trong khoảng hơn 4.600 ca ghép tạng, số ca ghép thận là gần 4.000 ca, ghép tủy gần 600 ca, còn lại là ghép gan, ghép tim, phổi và các loại mô tạng khác. Riêng năm 2019, tổng số ca ghép tạng là 521 ca. Tuy nhiên, số ca ghép này, phần lớn là từ người cho sống. Số người đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não tính đến hết năm 2018 là gần 20.000 trường hợp.

Đặc biệt, năm 2018, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã ghi thêm một cột mốc trong ngành ghép tạng Việt Nam khi lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Năm 2019, Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công đồng thời 2 ca ghép tạng xuyên Việt (1 ghép tim và 1 ghép gan) từ một người cho chết não tại Hà Nội.

Tại Bệnh viện Việt Đức, lần đầu tiên cũng đã thực hiện chia gan từ người cho chết não để ghép cho hai người bệnh suy gan và ung thư gan."Việt Nam đang dần làm chủ kỹ thuật lấy, ghép mô, tạng, tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là ngành ghép tạng Việt Nam đang đứng trước thực trạng thiếu trầm trọng nguồn mô tạng để cấy ghép.

Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng "cò mồi" trong mua bán nội tạng. Điều đáng nói là trong khi ở các nước phát triển, có tới hơn 90% nguồn cung cấp mô, tạng là từ các bệnh nhân chết não, chết tuần hoàn thì ở Việt Nam nguồn mô, tạng chủ yếu vẫn từ người cho sống, mặc dù số lượng đăng ký hiến tạng đã gấp đôi so với năm 2016 nhưng so với hơn 90 triệu dân thì đây vẫn là con số còn rất bé nhỏ.

Theo thống kê của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép tạng, tính toàn bộ quá trình phát triển của ngành ghép tạng nước ta đến tháng 8/2019, số ca hiến tạng từ người cho chết não, chết tuần hoàn mới chỉ khoảng 223 trường hợp.

Nguyên nhân được chỉ ra vẫn là do suy nghĩ tâm linh của nhiều người là khi qua đời, hiến tạng thì sẽ không trọn vẹn thân thể, một số mặc cảm và sợ mang tiếng. Để thay đổi được những suy nghĩ này cần có sự ủng hộ của xã hội và các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ về bản chất của việc hiến tạng và ý nghĩa to lớn của nghĩa cử cao đẹp này.

Theo các chuyên gia ghép tạng, mục tiêu đến năm 2020 và những năm tiếp theo, các trung tâm ghép tạng trên cả nước sẽ triển khai nghiên cứu, ứng dụng và phát triển đồng bộ các kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người như ghép chi thể, ruột, tử cung..., đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

(Theo VTV)

Các tin khác
Công việc hằng ngày của những người làm nghề KTTV là cập nhật tình hình diễn biến thời tiết 24/24 giờ. Ảnh minh họa: baothanhhoa.vn

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1821/QĐ-TTg lấy ngày 3 tháng 10 hằng năm là "Ngày truyền thống ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam".

Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Mù Cang Chải kiểm tra chất lượng bữa ăn cho học sinh trong trường.

Giá thịt lợntăng cao, các trường trên địa bàn huyện đã linh hoạt thay đổi thực đơn, tăng thêm các thực phẩm: gà, cá, đậu, chả, trứng để đảm bảo bữa ăn cho học sinh bán trú, nội trú.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường bình xét, đánh giá các bức tranh của học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt về bảo vệ môi trường.

Nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường, nhất là rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy, thời gian qua, Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng, nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền ngoại khóa, triển khai các cuộc thi vẽ tranh, thời trang, văn nghệ với chủ đề về môi trường, rác thải nhựa.

Hội Nông dân các tỉnh trong cụm khu vực trung du và miền núi Tây Bắc tham quan Hợp tác xã Quế Hồi - hợp tác xã điển hình của Hội Nông dân tỉnh trong sản xuất theo chuỗi quế hữu cơ.

Trong năm 2019, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái chú trọng đổi mới nội dung phương pháp thực hiện, tập trung hướng mạnh về cơ sở, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, trao đổi thông tin và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hội viên để thực hiện hoàn thành thắng lợi 8/8 chỉ tiêu, nhiệm vụ được Tỉnh ủy giao theo Chương trình hành động 144.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục