Trường PTDTBT Tiểu học Tà Ghênh: Khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/12/2019 | 11:19:42 AM

YênBái - Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Tà Ghênh, xã Nậm Có (Mù Cang Chải) tập trung hầu hết học sinh ở các bản Lùng Cúng, Làng Giàng, giao thông đi lại khó khăn.

Cơ sở vật chất chật hẹp, khó khăn nhưng các em học sinh bán trú của Trường luôn giữ vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp.
Cơ sở vật chất chật hẹp, khó khăn nhưng các em học sinh bán trú của Trường luôn giữ vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp.

Trong khi đó, thời gian qua, Trường bị sụt lún nền do địa chất không ổn định nên ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo duy trì sĩ số và việc ăn, ở của học sinh bán trú, thầy và trò nhà trường còn lo di chuyển địa điểm học mới để đảm bảo an toàn, yên tâm dạy và học.

Bà Trương Nữ Thu Hằng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Do ảnh hưởng của thiên tai, địa điểm trường chính ở bản Tà Ghênh bị sụt lún, có nguy cơ sạt lở, không đảm bảo an toàn về con người và tài sản. Trong thời gian chờ Nhà nước quy hoạch và xây dựng trường ở địa điểm mới, để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giáo dục đúng khung thời gian quy định của Nhà nước, của ngành, đầu năm học 2018 - 2019, Trường đã thực hiện phương án di chuyển đến học tạm thời ở các điểm trường lẻ. Từ thực tế cơ sở vật chất chật hẹp, nhà trường đã tách ra học làm 2 điểm. 

Trong đó, nhóm học sinh 2 bản Tà Ghênh và Thào Xa Chải, không thuộc đối tượng hưởng chế độ bán trú thì chuyển lên học ở điểm trường bản Thào Xa Chải; còn nhóm học sinh có chế độ bán trú xuống học ở điểm trường bản Nậm Pẳng".

Để đảm bảo cơ sở vật chất cho học sinh học tập, sinh hoạt, Trường đã cải tạo và làm mới 9 phòng học, 2 phòng ở bán trú, 2 phòng làm việc, 1 phòng thư viện, 5 phòng khác và 1 nhà bếp. 

Nhà trường đã chủ động kêu gọi, xin tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và đã nhận được sự giúp đỡ của 8 đoàn với tổng trị giá trên 720 triệu đồng, gồm cả tiền mặt và vật chất. Bên cạnh đó, nhân dân cũng nhiệt tình tham gia đóng góp được hơn 500 lượt ngày công lao động tu sửa trường, phòng học, phòng ở bán trú, sân, vườn... và kéo thêm đường ống dẫn nước để có đủ nước sạch cho cô và trò sinh hoạt”. 

Dù khó khăn là vậy, nhưng năm học 2018 - 2019, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực chung của thầy, trò nhà trường cùng sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội, Trường có trên 430 học sinh, với 258 học sinh bán trú đều giữ vững kết quả học tập và rèn luyện. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 10 tuổi đi học tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đều đạt 100%; Trường duy trì phổ cập giáo dục mức độ 3 và có trên 24% học sinh được khen thưởng hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện. 

Năm học 2019 - 2020 này, Trường có tổng số trên 450 học sinh với 265 học sinh bán trú. Mặc dù số học sinh ngày một tăng lên, cơ sở vật chất chật hẹp, địa điểm học chia làm 2 nơi khiến không chỉ thiếu thốn về chỗ ăn ở học tập, sinh hoạt của học sinh mà công tác quản lý, đi lại của các thầy, cô giáo cũng gặp không ít khó khăn. 

Để giúp thầy và trò nhà trường sớm có cơ sở, vật chất đảm bảo, ổn định, học tập trung, Trường PTDTBT Tiểu học Tà Ghênh đã được Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tài trợ hơn 10,3 tỷ đồng cùng với nguồn vốn của địa phương, xây dựng trường mới, dự kiến các hạng mục chính sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm học 2020 - 2021. Niềm vui đó tiếp thêm quyết tâm để năm học 2019 - 2020 Trường đạt mục tiêu phấn đấu hoàn thành chương trình lớp học từ 98% trở lên, hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.                 

Châu Á

Tags Trường PTDTBT Tiểu học Tà Ghênh khắc phục khó khăn giữ vững ổn định Trạm Tấu

Các tin khác
Giờ thực hành môn Hóa học của cô và trò Trường THCS Lê Hồng Phong (thành phố Yên Bái).

Nắm bắt chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) và sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT, trong thời gian qua, cùng với nhiệm vụ giáo dục của năm, huyện Văn Yên đã chuẩn bị các điều kiện cho việc đưa chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới vào lớp 1 từ năm học 2020 - 2021. Trong đó tập trung vào rà soát cơ sở vật chất và đội ngũ.

Nhiều câu lạc bộ, tổ, đội văn nghệ được duy trì ở các thôn, bản, tổ dân phố góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc huyện Văn Chấn.

Những năm qua, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) được huyện Văn Chấn triển khai tích cực, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

Câu chuyện về cụ bà 83 tuổi đạp xe lên xã làm đơn xin thoát nghèo ở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa đã từng xôn xao dư luận cả nước. Và nay ngay ở huyện Văn Yên của tỉnh Yên Bái hàng chục tấm gương cụ ông cụ bà và hộ dân khác xin thoát nghèo không còn chuyện hiếm.

Với những nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vận hành nhằm tăng cường cung cấp điện an toàn, ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, Tháng tri ân khách hàng năm 2019 kết hợp với tuyên truyền sử dụng điện an toàn - tiết kiệm - hiệu quả của Công ty Điện lực Yên Bái đã góp phần nâng cao ý thức tiết kiệm điện, hướng tới sự phát triển bền vững, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với phương châm hiện đại và chuyên nghiệp, lấy khách hàng làm trọng tâm phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục