Mù Cang Chải: Khó khăn trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/6/2020 | 8:37:32 AM

YênBái - Những năm qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956 của Chính phủ luôn được huyện Mù Cang Chải xác định là nhiệm vụ trọng tâm, giúp cho người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập từng bước thoát nghèo.

Học viên thực hành lớp đào tạo nghề sửa chữa xe máy
Học viên thực hành lớp đào tạo nghề sửa chữa xe máy

Để triển khai hiệu quả Quyết định số 1956 của Chính phủ, huyện đã thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) từ huyện đến tất cả các xã, thị trấn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành thành viên. Hàng năm, BCĐ đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện ban hành các chỉ tiêu về công tác ĐTN. 

Công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề được đặc biệt quan tâm thông qua các tổ chức đoàn thể và các cuộc họp, hội nghị, nói chuyện chuyên đề về mục đích, ý nghĩa của công tác ĐTN gắn với giới thiệu việc làm. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện tiến hành khảo sát, bổ sung danh mục nghề đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2025. 

Năm 2018, huyện mở 15 lớp ĐTN cho LĐNT với 400 học viên gồm: học nghề phi nông nghiệp 170 học viên và học nghề nông nghiệp 230 học viên. Năm 2019, mở 13 lớp ĐTN với 355 học viên, trong đó nghề phi nông nghiệp 5 lớp, 115 học viên và nghề nông nghiệp 8 lớp, 240 học viên.

Ông Vũ Xuân Hải - Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện cho biết: "Hàng năm, Trung tâm mở từ 10 đến 15 lớp ĐTN cho LĐNT. Học viên học nghề được Trung tâm chi trả đầy đủ hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại. Kết quả, ĐTN hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Có trên 70% số học viên học nghề phi nông nghiệp đã tạo được việc làm sau học nghề, 100% học viên học nghề nông nghiệp đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và cách phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đơn cử, các lớp kỹ thuật nuôi ong mật, học viên đã biết cách làm đõ, cho ăn và giữ được ong không bay ra khỏi đàn lúc thay đổi khí hậu; nghề làm khèn, sáo truyền thống của dân tộc Mông, nhiều sản phẩm đã được tiêu thụ tại các chợ trung tâm, điểm tham quan du lịch, được nhiều khách hàng lựa chọn, góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân…”.

Bên cạnh những thuận lợi, công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện hiện đang gặp phải không ít khó khăn như: từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên huyện vẫn chưa mở được lớp ĐTN cho LĐNT theo kế hoạch đề ra. Trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy nghề phi nông nghiệp còn thiếu, chưa có kho chứa thiết bị, xưởng thực hành, không có nhà ở bán trú cho học viên. 

Giáo viên cơ hữu tham gia công tác ĐTN cho LĐNT còn thiếu nên khi mở lớp phải hợp đồng thuê giáo viên của các trường trong và ngoài tỉnh để giảng dạy. Chính quyền một số địa phương chưa chú trọng đến công tác ĐTN dẫn đến tình trạng thiếu chỉ tiêu học viên tại một số lớp. Do đặc thù của địa phương chủ yếu là phát triển nghề nông nghiệp nên học viên học nghề phi nông nghiệp không có đơn vị tuyển dụng lao động, khó tìm được việc làm sau khi học nghề; chỉ tiêu mở lớp hàng năm thì đủ nhưng học viên đến lớp trung bình chỉ đạt 90%...

Công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã góp phần quan trọng để kinh tế - xã hội từng bước phát triển. Giai đoạn 2020 - 2025, huyện tiếp tục đề ra mục tiêu phấn đấu mỗi năm ĐTN cho từ 350 - 400 LĐNT. Một số giải pháp tập trung trong thời gian tới như: rà soát nhu cầu học nghề của tất cả các xã, thị trấn; phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; tăng cường hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh từ khi ngồi trên ghế nhà trường… góp phần nâng cao chất lượng công tác ĐTN cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay.

Thái Hưng

Tags Mù Cang Chải khó khăn đào tạo lao động nông thôn

Các tin khác
Bác sĩ Khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế huyện Yên Bình  khám và tư vấn cho người bệnh

Qua nhiều ngày nắng nóng liên tiếp, nhiệt độ tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống, sinh hoạt nhất là sức khỏe của người già, trẻ nhỏ. Theo các nhân viên y tế, đây là hai đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất do thời tiết, cần có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để phòng, chống những căn bệnh thường gặp trong mùa hè.

Mỗi ngày trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát sinh khoảng 460 tấn rác thải sinh hoạt. Các địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp nâng cao ý thức, thay đổi hành vi của người dân để xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Dự kiến từ 1/7, có thể Đóng BHXH tự nguyện; Gia hạn thẻ BHYT và 4 dịch vụ khác trên cổng dịch vụ công Quốc gia

Dự kiến từ 1/7, có thể đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và 4 dịch vụ khác trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Tổ chức Đoàn các cấp cần thực hiện các công trình, phần việc thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh để chào mừng đại hội Đảng các cấp, ưu tiên các công trình, phần việc tại chỗ để chào mừng đại hội Đảng bộ của địa phương, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục