Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/12/2020 | 1:57:33 PM

YênBái - Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; những năm qua, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét.

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Trường THCS Quang Trung và THCS Lê Hồng Phong, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Trường THCS Quang Trung và THCS Lê Hồng Phong, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Thống kê cho thấy, 5 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức được trên 30.000 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho gần 2 triệu lượt người tham dự; biên soạn, phát hành gần 500.000 bản tài liệu tuyên truyền gồm: bản tin chuyên đề, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, đề cương tuyên truyền… 

Tổ chức 244 cuộc thi, hội thi tìm hiểu về pháp luật của Nhà nước thu hút hàng trăm ngàn lượt người tham dự. Bên cạnh tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, cơ sở việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã phát huy được vai trò trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân. 

Là cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy, tiếng nói của chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Báo Yên Bái cũng dành một thời lượng đáng kể để tuyên truyền, PBGDPL cho bạn đọc như các chuyên mục "Đời sống và pháp luật”, chuyên trang "An ninh trật tự”, chuyên mục "Câu chuyện vụ án”… Có thể nói, kết quả trong công tác PBGDPL là rất đáng ghi nhận. 

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, do đặc thù một tỉnh miền núi và dân tộc, trình độ dân trí ở vùng cao còn khá thấp nên một bộ phận người dân hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, không ít người còn tin, nghe theo kẻ xấu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy, vi phạm lâm luật, tham gia buôn bán người, tổ chức xuất cảnh trái phép, vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình… 

Tại vùng thấp, không ít người hiểu biết pháp luật nhưng ý thức chấp hành pháp luật thấp, điển hình như chấp hành luật lệ an toàn giao thông, mắc các tệ nạn xã hội… 

Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trong tình hình mới, chúng ta cần thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật; nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng cụ thể; cần đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, hướng mạnh về cơ sở, gắn với xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

Đồng thời, gắn việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh với các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các chương trình an sinh xã hội. Các nhà trường cần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, trong đó cần tích cực áp dụng các hình thức học ngoại khóa, tạo hứng thú cho học sinh… 

Việc PBGDPL cần kết hợp chặt chẽ với việc tổ chức thi hành pháp luật. Thực tiễn cho thấy, quá trình điều tra, xử lý, truy tố, xét xử được thực hiện nghiêm minh, không oan sai, không bỏ lọt tội phạm sẽ có tác dụng rất lớn nhằm răn đe các trường hợp khác. 

Lấy lĩnh vực trật tự an toàn giao thông làm thí dụ, nếu lực lượng chức năng tuần tra, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm, không có vùng cấm, không nể nang, không nhũng nhiễu tiêu cực; quá trình xử lý vi phạm kết hợp với tuyên truyền, PBGDPL… thì ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân sẽ nâng lên đáng kể, tình trạng ùn tắc, vi phạm, số vụ tai nạn, va quệt chắc chắn sẽ giảm đáng kể. 

Truyền thông và đội ngũ tuyên truyền viên có vai trò rất lớn trong công tác PBGDPL, vì vậy, chúng ta cần có cơ chế chính sách đầu tư về kinh phí, phương tiện và đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ… nhằm đổi mới công tác quan trọng này, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Lê Phiên

Các tin khác
Ông Vàng A Phai, bản Ma Lừ Thàng, xã Dế Xu Phình giới thiệu về chiếc máy cày bừa mới được Nhà nước hỗ trợ.

Là một trong hai huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh, huyện Mù Cang Chải hiện có 14 xã, thị trấn với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); trong đó, đồng bào Mông chiếm trên 91%.

Các đại biểu tham dự lớp tập huấn.

Ngày 3/12, tại thành phố Yên Bái, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lớp tập huấn với chủ để “Phát luật về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế”.

Công nhân may tại Công ty TNHH DaeSeung Global xã Thịnh Hưng, Yên Bình, thi đua lao động sản xuất xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Hăng hái thi đua lao động sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tác phong, lề lối làm việc tích cực, môi trường làm việc văn minh, lành mạnh, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ... đó là ý nghĩa và tác động thiết thực mà Phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” mang lại khi được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Các thành viên tổ tự quản vệ sinh môi trường xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái dọn dẹp đường làng, ngõ xóm.

Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh, thành phố Yên Bái có 127 thôn, tổ dân phố với 370 tổ tự quản (TTQ) và 9.590 thành viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục