Chuyển biến mạnh ở Hưng Khánh

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/12/2020 | 1:56:34 PM

YênBái - Thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016 - 2020, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên đã triển khai các chính sách hỗ trợ người nghèo như: phát triển sản xuất, vốn vay tín dụng ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm… Từ những chính sách trên, đời sống người dân từng bước được nâng lên.

Nhờ được vay vốn và hướng dẫn phát triển kinh tế, gia đình bà Hà Thị Kim Dung đã thoát nghèo.
Nhờ được vay vốn và hướng dẫn phát triển kinh tế, gia đình bà Hà Thị Kim Dung đã thoát nghèo.

Chúng tôi đến gia đình bà Hà Thị Kim Dung ở thôn Núi Vì đúng lúc chị xuất bán 500 con vịt thương phẩm. 

Bà Dung phấn khởi: "5 năm về trước, gia đình tôi là hộ nghèo. Không đất canh tác, cũng không có vốn, cuộc sống khốn khó. Năm 2016, được Hội Phụ nữ xã nhận ủy thác giúp tiếp cận nguồn vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, lại được tham gia lớp tập huấn, tôi chọn trồng bưởi Diễn và chăn nuôi vịt, gà. Hiện, gia đình có 100 gốc bưởi Diễn đã cho thu hoạch và trong chuồng có 1.000 con vịt, 500 con gà thương phẩm, mỗi năm thu được 100 triệu đồng. Năm 2018, gia đình tôi đã thoát nghèo”. 

Hộ gia đình bà Dung là một trong số hàng trăm hộ nghèo xã Hưng Khánh được hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo. 

Ông Bùi Thành Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh cho biết: "Toàn xã có 11 thôn với 1.897 hộ. 5 năm trước, xã có hàng trăm hộ nghèo. Xã xác định nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo; trong đó, thiếu đất canh tác, thiếu vốn sản xuất; chưa biết cách làm ăn và sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích... Xác định nguyên nhân trên, xã đưa ra các giải pháp phù hợp, giúp người dân vươn lên, thoát nghèo”. 

Để tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác giảm nghèo trên địa bàn, thời gian qua, xã xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong công tác giảm nghèo và thúc đẩy ý thức tự giác của người dân về trách nhiệm vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. 

Xã cũng xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp trên địa bàn. Xã cũng xác định, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo là khâu then chốt và biện pháp hữu hiệu nhất để giảm nghèo bền vững. 

Từ năm 2016 – 2020, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức 70 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm, cây trồng và bảo vệ thực vật cho 500 lượt người nghèo, cận nghèo tham gia. 

Xã cũng nỗ lực huy động các nguồn lực, kết nối với các tổ chức, đơn vị để hỗ trợ người dân về vốn, nhất là nguồn vốn vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, trong 5 năm, có 609 hộ với tổng dư nợ trên 26,06 tỷ đồng, giúp cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Bên cạnh đó, công tác lao động, giải quyết việc làm luôn được xã quan tâm chú trọng. Đặc biệt, thời gian qua, xã đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà cho 45 hộ. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, tặng thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, miễn giảm học phí cho học sinh được quan tâm kịp thời… 

Với sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hưng Khánh trong công tác giảm nghèo, số hộ nghèo của xã từ 512 hộ năm 2016 giảm xuống còn 22 hộ năm 2020. 

Có thể thấy, với những giải pháp đa dạng và cách làm phù hợp, công tác giảm nghèo trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả tích cực. 

Thời gian tới, Hưng Khánh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo hướng tập trung khai thác các nguồn lực; chú trọng nâng cao đời sống người dân. Đồng thời, xã cũng tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo.

 Thu Hiền

Các tin khác
Hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh vui mừng trong ngày gặp gỡ truyền thống của Hội.

Với bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”: Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới, những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trong đội ngũ cựu chiến binh (CCB) tỉnh đã phát triển mạnh mẽ, liên tục, toàn diện, có sức lan tỏa lớn, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của đông đảo các thế hệ CCB trong tỉnh.

Lần đầu tiên tại huyện Văn Yên tổ chức lớp học nghề làm vàng mã tại xã Đông Cuông dựa trên nhu cầu thực tế của người dân địa phương. Việc tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tâm linh, chiêm bái nơi có cơ sở tín ngưỡng vừa tạo thuận lợi cho du khách vừa rất thực tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Chương trình trao tặng gạo cho các đối tượng nhân đạo tại thành phố Yên Bái.

Sáng 24/12, tại UBND phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) tổ chức chương trình “Hỗ trợ gạo - Trao gửi yêu thương” cho các đối tượng nhân đạo trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Ống thổi một lần làm bằng chất liệu bột gỗ, bột tre.

Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ thử nghiệm dùng loại ống thổi làm từ bột tre để kiểm tra nồng độ cồn các tài xế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục