Bất kỳ ai cũng phải được sử dụng nhà vệ sinh sạch

  • Cập nhật: Thứ bảy, 3/4/2021 | 9:56:57 AM

Những năm gần đây, vấn đề nhà vệ sinh đã được Chính phủ, các bộ, ngành chú ý chỉ đạo. Tình trạng nhà vệ sinh ở Việt Nam, cả hộ gia đình và công cộng, đã có bước tiến bộ rất lớn, nhưng vẫn còn rất xa so với mong muốn của người dân và chuẩn mực ở các nước phát triển.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ ngành rà soát lại quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà vệ sinh thuộc lĩnh vực quản lý của mình.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ ngành rà soát lại quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà vệ sinh thuộc lĩnh vực quản lý của mình.

Sáng 2/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam và một số bộ, ngành về chủ trương, giải pháp về triển khai xây dựng nhà vệ sinh thời gian tới.

Lãnh đạo Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam (Hiệp hội) đã trình bày thực trạng và kiến nghị những giải pháp xây dựng, vận hành nhà vệ sinh tại các bệnh viện, trường học, nơi công cộng, khu vực nông thôn và miền núi, phục vụ tốt nhất và bảo đảm sức khỏe cho người dân.

Tại cuộc họp, các ý kiến thống nhất cho rằng vấn đề nhà vệ sinh nói chung, trong đó có nhà vệ sinh công cộng, tưởng chừng không lớn nhưng rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Sức khỏe của học sinh trong trường học, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong bệnh viện, người đi du lịch,… Nhà vệ sinh còn là biểu hiện của văn hóa, văn minh của một xã hội trong thời kỳ hội nhập, tác động trực tiếp ngay đến du lịch.

Những năm gần đây, vấn đề nhà vệ sinh đã được Chính phủ, các bộ, ngành chú ý chỉ đạo. Tình trạng nhà vệ sinh ở Việt Nam, cả hộ gia đình và công cộng, đã có bước tiến bộ rất lớn, nhưng vẫn còn rất xa so với mong muốn của người dân và chuẩn mực ở các nước phát triển.

Rõ nhất là nhà vệ sinh trong các trường học, bệnh viện dù đã được sửa chữa, nâng cấp, xây mới nhưng phần lớn chưa đạt chuẩn. Cụ thể, chúng ta vẫn thiếu nhà vệ sinh công cộng; thiết kế, xây dựng chưa đạt chuẩn vệ sinh, nước thải; vận hành, quản lý không tốt.

Nguyên nhân đầu tiên là nhận thức, dù đã có chuyển biến, nhưng chưa đúng, đầy đủ tầm quan trọng của nhà vệ sinh. Thứ hai là do thiếu nguồn lực, nên việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng phải ưu tiên cho những khu vực cần thiết hơn, trong khi cơ chế huy động vốn từ xã hội còn khó, còn thiếu, chưa đủ sức khuyến khích. Đặc biệt là trong tất cả các đề án xây dựng, phát triển đô thị, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ quan, tổ chức xã hội chưa quy định cụ thể liên quan đến việc xây dựng, vận hành, khai thác nhà vệ sinh công cộng để đảm bảo sức khỏe con người và môi trường. Đơn cử trong triển khai xây dựng, vận hành nhà vệ sinh công cộng còn vướng các quy định về đất đai, quyền kinh doanh, phí dịch vụ…

Thời gian tới, các bộ ngành, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo, tập trung đầu tư, nâng cấp và đổi mới cơ chế vận hành nhà vệ sinh công cộng, đáp ứng yêu cầu bảo đảm sức khỏe của người dân, môi trường và văn minh đô thị; nâng cao nhận thức; thống nhất quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà vệ sinh công cộng.

"Có hai điểm dễ nhận thấy là hiện tượng thiếu nhà vệ sinh, các đồng chí phải rà lại xem đã có quy định chưa, còn phù hợp hay không. Thứ hai là các tiêu chí đảm bảo sức khỏe, Bộ Y tế làm từ năm 2011 còn quá sơ sài… Tương tự, các bộ ngành khác như Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ VHTTDL phải rà soát lại quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Vai trò quan trọng hàng đầu trong xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn là Bộ Khoa học và Công nghệ”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý.

Các bộ ngành cũng cần nghiên cứu xây dựng, thống nhất ban hành hướng dẫn quy trình vận hành, khai thác nhà vệ sinh công cộng; cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề nhà vệ sinh.

Bộ Y tế là đầu mối phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế, hiệp hội xây dựng và trình Thủ tướng chương trình tổng thể về nhà vệ sinh, bảo đảm mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân, phòng chống bệnh truyền nhiễm, phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường, xây dựng. Các Bộ Xây dựng, VHTTDL, GTVT… căn cứ vào đó để xây dựng các đề án cụ thể thuộc lĩnh vực mình quản lý.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác

Nhận biết được các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bố mẹ sớm có biện pháp can thiệp kịp thời.

Logo của Tổng cục Thống kê. (Nguồn: VGP)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 510/QĐ-TTg về ngày Thống kê Việt Nam. Theo đó, lấy ngày 6-5 hằng năm là ngày truyền thống của Thống kê Việt Nam với tên gọi là “Ngày Thống kê Việt Nam”.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới nâng cao nhận thức về chứng tự kỷ 2/4 hàng năm sẽ là dịp có ý nghĩa quan trọng giúp tạo cơ hội để mọi người cùng tham gia hành động hỗ trợ, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với mọi trẻ em và người lớn mắc hội chứng tự kỷ, cùng tạo vòng tay yêu thương giúp những người mắc hội chứng tự kỷ hòa nhập với cộng đồng.

Ảnh minh họa.

Với những gia đình không may có trẻ bị tự kỷ, không chỉ đưa con thăm khám và tham gia các lớp học chuyên biệt, nhiều ông bố bà mẹ đã học các kỹ năng cần thiết để đồng hành cùng con suốt chặng đường dài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục