Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
|
Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phạm Thị Thanh Trà
|
Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phạm Thị Thanh Trà vừa ký Văn bản số 2499/BNV-CCVC báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ cho rằng công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ với công chức, viên chức còn một số tồn tại. Đó là nội dung một số chương trình bồi dưỡng còn nhiều lý thuyết, chưa thật sự bám sát với yêu cầu của vị trí việc làm; còn trùng lặp nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp cùng một chuyên ngành hoặc trùng với kiến thức đào tạo trong trường đại học.
Việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp vì hiện nay các cơ sở đào tạo đã có quy định về việc chuẩn đầu ra phải đạt được trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng. Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ xác định có sự chồng chéo, trùng lắp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Trong kiến nghị, đề xuất của Bộ Nội vụ lên Thủ tướng, có hai điểm đáng chú ý. Đầu tiên là Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học với tất cả 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng, để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Bộ này cũng đề xuất rà soát, sửa đổi các chương trình bồi dưỡng đối với công chức, viên chức chuyên ngành được giao quản lý để tránh trùng lặp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo theo hướng thiết thực.
(Theo VOV)
Bộ Nội vụ khẳng định Hội thánh truyền giáo Phục Hưng không phải tổ chức tôn giáo và người đứng đầu không phải mục sư.
Với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn huyện Văn Yên đã đầu tư sản xuất, kinh doanh như: trồng mới và chăm sóc rừng, chăn nuôi trâu, bò, gia súc khác và gia cầm, chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp…
Từ điều kiện thực tế của địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, các Hội thẩm nhân dân (HTND) thành phố Yên Bái đã tham gia xét xử 841 vụ án. Nhiều hội thẩm đã tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm cao, trong đó, có HTND tham gia tới hơn 100 phiên tòa.