Hướng tới kỷ niệm 96 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021)

Nhà văn viết báo

  • Cập nhật: Thứ bảy, 19/6/2021 | 10:49:06 AM

YênBái - Báo chí cho người đọc thấy những lát cắt, những mặt trái của xã hội; văn chương cho người đọc thấy những khuất lấp trong nội tâm. Hiện thực ngồn ngộn của báo chí sẽ là nguồn tư liệu quý giá xây nên văn chương. Như vậy, phải nói rằng, báo chí và văn chương không loại trừ nhau mà hỗ trợ đắc lực cho nhau.

Phóng viên Báo Yên Bái trả lời phỏng vấn về những ngày tác nghiệp ở vùng tâm dịch Covid-19. (Ảnh: Thủy Thanh)
Phóng viên Báo Yên Bái trả lời phỏng vấn về những ngày tác nghiệp ở vùng tâm dịch Covid-19. (Ảnh: Thủy Thanh)

Từ khi nền báo chí Việt Nam bắt đầu đặt nền móng, đã có sự góp mặt của đội ngũ những nhà văn, đồng thời cũng là các nhà báo, như: Trương Vĩnh Ký, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... cả hai lĩnh vực báo chí và văn chương với những cây bút này đều nổi tiếng như nhau.

Rồi một loạt các tên tuổi khác vừa viết văn vừa viết báo, như: Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Hải Triều... tiếp theo các thế hệ đó, các nhà văn viết báo ngày càng nhiều như: Trần Đăng Khoa, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Nhật Ánh, Ngô Văn Phú, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Nhương, Hồng Thanh Quang, Phong Điệp, Lương Ngọc An... 

Trên chặng đường phát triển của nền báo chí Việt Nam luôn có dấu ấn của những nhà văn. Nghề báo, nghiệp văn đối với nhiều thế hệ cầm bút luôn song hành. Các nhà văn đã mang đến cho báo chí và bạn đọc những sắc màu riêng. 

Nghề báo cần thời sự, nhanh, ngắn; phản ánh cuộc sống, sự kiện, nhân vật, tình tiết cụ thể, chân thật, chính xác. Nghề văn thường viết chậm, sâu, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, mang tính tư tưởng, có dấu ấn riêng. 

Điểm khác nhất giữa văn và báo là văn được phép hư cấu còn báo thì ngược lại. Có nhiều ý kiến cho rằng văn và báo là hai thể loại khác nhau nên nghề văn và nghề báo hoàn toàn khác xa nhau; nhà văn viết báo sẽ làm hỏng ngòi bút cùng tư duy văn chương. Nghĩ như thế là chưa thấu đáo. Một người vừa viết văn vừa viết báo đồng nghĩa họ phải phân thân. Điều quan trọng là người viết phải biết tôn trọng đặc trưng loại hình, viết văn ra văn, báo ra báo. Đối với các tay viết non nghề, không cẩn thận dễ sa vào tình trạng viết báo giống văn, viết văn giống báo. Nhưng đối với những người bút lực, tay nghề vững vàng thì không có tình trạng đó.  

Đối với báo chí, vốn từ phong phú, năng lực của văn chương giúp nhà báo có lối viết linh hoạt, mềm mại, thanh thoát, tinh tế hơn, tạo nên sức hấp dẫn bạn đọc hơn. Còn đối với văn chương, nghề báo giúp nhà văn nhanh nhạy, xông xáo, dấn thân và năng động hơn trước hiện thực xã hội. Tham gia viết báo giúp nhà văn có thêm cảm xúc, kiến thức, vốn sống, bổ sung hữu ích cho văn chương. 

Báo chí cho người đọc thấy những lát cắt, những mặt trái của xã hội; văn chương cho người đọc thấy những khuất lấp trong nội tâm. Hiện thực ngồn ngộn của báo chí sẽ là nguồn tư liệu quý giá xây nên văn chương. Như vậy, phải nói rằng, báo chí và văn chương không loại trừ nhau mà hỗ trợ đắc lực cho nhau.

Nhà văn đến với báo chí là một cái duyên nghề nghiệp, nhưng với không ít người còn vì lý do kinh tế. Nghề văn, cái nghề được coi là sang trọng và cao quý nhưng không nuôi nổi nhà văn cùng gia đình. Nhiều nhà văn phải sống bằng nhiều nghề khác. Viết báo kiếm thêm vì cơm, áo, gạo, tiền là lý do của rất nhiều nhà văn khi đến với báo chí.

Trong nền báo chí kỹ thuật số với công cụ đắc lực là truyền thông xã hội hiện nay, tính độc lập, đặc thù và những đòi hỏi riêng của báo chí ngày càng thể hiện rõ. Điều đó buộc các nhà văn viết báo phải thích nghi theo cách khác. Văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng vẫn có sự tương đồng về một số khía cạnh. Dù là nhà văn hay nhà báo thì mục đích vẫn là phản ánh, suy ngẫm về hiện thực cuộc sống qua lăng kính của người viết. Bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh, một người viết vẫn có thể thành công trên cả hai con đường: văn chương - báo chí.

Nông Quang Khiêm (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái)

Các tin khác
Phó vụ trưởng Công chức, viên chức Nguyễn Tư Long.

Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức chuyên ngành hành chính, văn thư sẽ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, theo tính toán của Bộ Nội vụ.

Các lực lượng chức năng huyện Trạm Tấu luôn soát chặt chẽ công tác phòng, chống Covid-19. Ảnh: Hà Tĩnh

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Yên Bái, từ 18h ngày 18/6 đến 6h sáng nay – 19/6, Yên Bái tiếp nhận và tổ chức cách ly tập trung 6 trường hợp từ tỉnh Bắc Giang về.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long gửi tới các nhà báo lời tri ân sâu sắc vì những nỗ lực, đóng góp, đồng hành cùng ngành Y tế trong thời gian vừa qua. (Ảnh: QĐND)

Nhân dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2021), ông Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã có thư chúc mừng các cơ quan báo chí.

Saffron - nhụy hoa nghệ tây là loại gia vị đắt nhất thế giới - đắt hơn vàng với cùng trọng lượng và được gọi là “vàng đỏ” vì màu sắc đặc trưng của nó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục