Hướng tới kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2021)

“Đền ơn, đáp nghĩa” là việc làm thường xuyên, liên tục

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/7/2021 | 7:12:19 AM

YênBái - LTS: Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, huyện Văn Chấn đã làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công (NCC) với cách mạng. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với bà Lò Thị Thúy Nga - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn về công tác chăm lo cho gia đình chính sách, người có công trên địa bàn.

Bà Lò Thị Thúy Nga.
Bà Lò Thị Thúy Nga.

P.V: Xin bà cho biết, trong thời gian qua, huyện đã thực hiện các chế độ chính sách dành cho NCC trên địa bàn như thế nào?

Bà Lò Thị Thúy Nga: Trước hết, phải khẳng định rằng, ưu đãi dành cho NCC với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi NCC với cách mạng thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự ghi nhận, tôn vinh của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến to lớn của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. 

Trong năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với NCC; tiếp nhận kiểm tra, thẩm định đề nghị Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý cho 3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tiếp nhận thẩm định 22 hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thương binh và 2 hồ sơ đề nghị chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. 

Song song với đó, thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho trên 3.200 lượt người/ tổng kinh phí chi trả hơn 6 tỷ đồng; chi trả trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cho 570 người, số tiền gần 300 triệu đồng; chi hỗ trợ, trợ giúp phương tiện, dụng cụ chỉnh hình cho 14 thương binh, số tiền gần 20 triệu đồng... 

Đồng thời, công tác chăm lo cho gia đình chính sách, NCC và thân nhân NCC được quan tâm thực hiện tốt như: tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình chính sách nhân dịp lễ, tết, Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 với trên 900 suất quà, tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng... 

Hiện, toàn huyện đang quản lý trên 5.000 NCC, trong đó, 40 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 680 liệt sĩ, 370 thương, bệnh binh, 160 người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ, trên 3.000 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc.

P.V: Thưa bà, việc xã hội hóa công tác chăm sóc NCC với cách mạng trên địa bàn huyện trong thời gian qua như nào?

Bà Lò Thị Thúy Nga: Cùng với việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Văn Chấn đã vận động toàn dân tham gia Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa”, "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, NCC với cách mạng” với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như: xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trợ cấp khó khăn đột xuất cho thương, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ... 

Năm qua, đã vận động ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa” được trên 300 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 4 nhà cho đối tượng thương binh và thân nhân liệt sĩ với số tiền 120 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng 2 nhà bia tưởng niệm liệt sĩ, số tiền trên 80 triệu đồng. Ngoài ra, còn trợ cấp khó khăn đột xuất, thăm hỏi tặng quà cho NCC với số tiền hơn 80 triệu đồng... Từ nguồn Quỹ này, đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà cho NCC và thân nhân liệt sĩ, động viên thăm hỏi các thương, bệnh binh góp phần ổn định cuộc sống cho NCC với cách mạng.

P.V: Trong thời gian tới huyện sẽ làm gì để tiếp tục nâng cao chất lượng Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa”, thưa bà?

Bà Lò Thị Thúy Nga: Để công tác "Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc NCC với cách mạng được duy trì thường xuyên, hiệu quả, huyện Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa”, "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, NCC với cách mạng”, tiếp tục huy động và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc thực hiện công tác "Đền ơn đáp nghĩa”. 

Qua đây, động viên, khích lệ, tạo điều kiện để NCC và gia đình vươn lên trong cuộc sống, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Trần Minh 
(thực hiện)

Các tin khác
Cán bộ Công an huyện Lục Yên tuyên truyền, nhắc nhở người dân thay thế đường dây điện không an toàn.

Những năm qua, vào mùa nắng nóng, trên địa bàn huyện Lục Yên thường xảy ra các vụ hỏa hoạn gây thiệt hại về nhà ở và tài sản của người dân. Các vụ cháy thường xảy ra đối với nhà sàn, nhà gỗ lợp mái cọ mà nguyên nhân chủ yếu là do chập điện, sự bất cẩn trong việc sử dụng lửa của người dân.

Hỗ trợ giải quyết thủ tục về BHXH cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (quận Cầu Giấy).

Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã gửi thông báo về số tiền có được do giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) đến 87.563 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn TP để người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, 1.439.694 lao động được giảm mức đóng.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đạt Phương.

Xác định còn nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nên ngay từ đầu năm 2021, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp công đoàn, ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn các cấp nỗ lực quyết tâm, đổi mới, sáng tạo triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), từng bước nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, thực hiện tốt hơn công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, CNVCLĐ.

Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần ngay mà không cần phải đợi 1 năm sau khi nghỉ việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục