Trấn Yên: Hiệu quả nhà văn hóa cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/7/2021 | 7:34:58 AM

YênBái - Từ nguồn lực đầu tư của tổ chức Đoàn kết Quốc tế (SODI), Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC) đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, huyện Trấn Yên xây dựng 4 nhà văn hóa thôn tại 2 xã Việt Hồng và Hồng Ca.

Người dân bản Vần, xã Việt Hồng sinh hoạt chung trong nhà văn hóa mới do dự án tài trợ.
Người dân bản Vần, xã Việt Hồng sinh hoạt chung trong nhà văn hóa mới do dự án tài trợ.

Sau khi hoàn thiện, nhà văn hóa các thôn: Khe Tiến, bản Khun, xã Hồng Ca; bản Vần, bản Chao, xã Việt Hồng đều đảm bảo có diện tích từ 123 đến 140 m2, nhà vệ sinh từ 7 đến 28m2, sân có diện tích từ 100 - 200m2, kinh phí xây dựng từ 250 đến 400 triệu đồng/nhà. 

Trong đó, SODI hỗ trợ 200 triệu đồng, còn lại địa phương hỗ trợ và người dân đóng góp bằng ngày công lao động và tiền mặt. Công trình nhà văn hóa được thực hiện với phương pháp quản lý cộng đồng, thông qua 4 nhóm nòng cốt với 40 thành viên (50% nữ) là người dân địa phương. 

Qua các buổi họp nhóm, người dân được tham gia góp ý xây dựng nhà văn hóa từ thiết kế, kinh phí đến triển khai thực hiện. Ông Hoàng Kim Đô, bản Vần, xã Việt Hồng chia sẻ: "Trước đây, chúng tôi chưa từng quản lý thực hiện một công việc lớn và phức tạp như thế này. Nhận thấy lợi ích lớn từ nhà văn hóa và cách làm quản lý cộng đồng rất hay và chúng tôi được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi tập huấn nâng cao năng lực về làm việc nhóm nên người dân bản Vần rất vui và nhiệt tình tham gia”.

Thông qua đó, người dân bản Vần đã cùng nhau họp bàn, lập kế hoạch xây dựng nhà văn hóa bản Vần diện tích 130 m2 lớn hơn so với dự kiến ban đầu là 30 m2. Bởi họ tính đến sự lâu dài và bền vững khi mà tương lai nhu cầu sau này sử dụng lớn hơn, số lượng người tham gia nhiều hơn và để tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho các thế hệ sau. 

Cùng với bản Vần và bản Chao, xã Việt Hồng người dân thôn Khe Tiến, bản Khun, xã Hồng Ca cũng rất tích cực tham gia xây dựng nhà văn hóa thôn. Ông Vừ A Lầu, thành viên nòng cốt thôn Khe Tiến, xã Hồng Ca cho hay: "Sau khi xong công trình, chúng tôi thấy công trình nhà văn hóa này tiết kiệm khoảng 40% tổng kinh phí. Nguyên nhân là nhóm đã chủ động lập kế hoạch và tự thực hiện mọi công việc”. 

Công trình được nhóm nòng cốt thôn Khe Tiến thực hiện, có giám sát kỹ thuật, chất lượng bảo đảm. Đây là công trình thực hiện theo nhu cầu thiết yếu của cộng đồng thôn.

Theo ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, trước đây, tại thôn bản Khun và Khe Tiến, 2 nhà văn hóa đều có diện tích nhỏ, hẹp chỉ dưới 40 m2 đã xuống cấp, xã rất khó khăn trong việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể của xã, thôn đến toàn thể bà con nhân dân. Cuối năm 2019 được SODI hỗ trợ xây mới 2 nhà văn hóa với diện tích mỗi nhà trên 130 m2, việc sinh hoạt cộng đồng, tập thể của thôn, bản thuận lợi hơn rất nhiều. Công trình góp phần nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương. 

Qua quá trình tham gia xây dựng nhà văn hóa thôn theo "Dự án Quản lý cộng đồng và nâng cao năng lực cho người dân tộc thiểu số Tày, Mông nhằm cải thiện điều kiện sống” do tổ chức SODI tài trợ, người dân 2 xã Việt Hồng và Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã được nâng cao năng lực trong công tác quản lý, xây dựng và làm việc nhóm. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng và đưa các nhà văn hóa vào sử dụng tạo môi trường vui chơi lành mạnh để người dân rèn luyện sức khỏe, nâng cao điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần. 

Minh Huyền

Tags Trấn Yên nhà văn hóa cộng đồng

Các tin khác
Cán bộ công đoàn Nhà máy gia công Giấy xuất khẩu Nguyễn Phúc, thuộc Công ty cổ phần Nông, lâm sản thực phẩm Yên Bái luôn chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động.

“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở” là chủ đề năm 2021 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS) đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Đi giữa Ngã ba Đồng Lộc những ngày này, có lẽ không ai có thể tưởng tượng ra được những gì đã xảy ra tại nơi đây - nơi được mệnh danh là "tọa độ chết".

Từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã xuất hiện nhiều mô hình, gương điển hình hội viên phụ nữ trong phong trào khởi nghiệp, từng bước khẳng định sự phát triển của các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ, đóng góp tích cực vào lộ trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đoàn viên, thanh thiếu nhi xã Tuy Lộc thăm hỏi, động viên gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn.

Xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái hiện có 99 đối tượng người có công (NCC) với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục